• Phật sự: 0902 427 222 - Phone USA: +14092179287 (Thầy Thích Nhuận Tâm)
  • Giáo vụ: 0906.721.705
  • Trụ trì: Đại đức Thích Nhuận Tâm

 

Ý kiến - Diễn đàn

Sám hối là sự cao thượng để tôn kính mọi người

  • PDF.

Sám hối là hình thức phát lồ sự sai phạm để rồi từ đó ăn năn hối cải không dám sai phạm. Kinh Hoa Nghiêm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm thập đại nguyện vương: Nguyện thứ tư là sám hối nghiệp chướng.

Sám hối là lời dịch của chữ Hán chuyển ngữ từ chữ Sanskrit. Sám là tiếng Phạn (Ksama) có nghĩa là hối cải, phát lồ tội đã tạo trước đây, bộc bạch để đại chúng biết, thì tội lỗi sẽ giảm nhẹ. Hễ càng giấu tội thì tội càng không tiêu. Hối là sửa quá khứ tu vị lai. Có lỗi biết sửa, sau này không tái phạm. Tinh thần và sự lợi ích của sự sám hối là để trừ nghiệp ác; sám hối có hai phần: sự và lý.

Các nước văn minh, mỗi khi có sai phạm, đều nói lời xin lỗi, xin lỗi chỉ là hình thức nhận tội, Kito giáo có câu: "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng" chưa đủ vế thứ hai là ăn năn.

Nhận lỗi rồi còn phải thật lòng ăn năn, hối cải nguyện không tái phạm. Hai chữ sám hối đầy đủ nghĩa nhận lỗi và xin chừa. Giáo hoàng John Paul II xưng thú 7 núi tội, có nghĩa xin lỗi loài người với 7 núi tội mà Giáo hội đã phạm phải, đó chỉ là sám, còn hối thì sao? Vừa rồi, một kỹ sư Nhật tự sát vì cầu treo đứt cáp tại Thổ Nhỉ Kỳ, mặc dù không xảy ra án mạng, đó là phong cách hối lỗi của người Nhật, thể hiện một nhân cách có văn hóa tự trọng, dù hơi cực đoan vì chọn hình thức tự tử.

Trong cuộc sống không thiếu những nhân cách tự trọng, có ý thức nhận lỗi, tuy không nói ra, nhưng chắc chắn họ tự hứa lòng là không bao giờ tái phạm.

Trong luật nhà Phật, mỗi nửa tháng một lần tụng giới, tỳ kheo phạm lỗi, đối trước đại chúng phát lồ xin sám hối, được đại chúng chứng minh và hoan hỷ, người sai phạm cảm thấy nhẹ nhàng và nguyện không tái phạm. Đó là nghi thức sám pháp khi tụng giới giữa chúng Tăng.

HT Thich Toan Duc

HT.Thích Toàn Đức quyền Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng

Đọc thêm...

Xin xăm, cúng sao ngày Tết – Niềm vui và nỗi buồn…

  • PDF.

Đã là người học Phật thì cần phải có chánh kiến. Phật giáo là đạo tích cực, tự mình phải nỗ lực học hỏi và tinh tấn thực hành lời Phật dạy để mang lại an vui giác ngộ giải thoát cho mình và người. Xin đừng tiêu cực, chỉ vào chùa cúng tiền rồi viết đơn xin sớ cầu xin Phật ban cho an lạc giải thoát. Chính mình phải tu sửa lấy mình như chính mình phải ăn cơm thì mình mới no.

Xin xam

Bàn xăm được bài trí tại một ngội chùa.

Đọc thêm...

Ngày Xuân nghĩ về “hòm Công Đức”

  • PDF.

Sao "người ta" không bỏ bớt thùng công công đức, chỉ để một nơi phù hợp tùy tâm bá tánh khói hương? Người có lòng về nơi cửa Phật từ bi coi việc cúng dường là trách nhiệm, tự giác, không cần "nhắc nhở" bằng số lượng thùng công đức nhiều như thế...

Ở dưới này (miệt Cà Mau, Bạc Liêu), ngày Tết bà con đi lễ chùa đông lắm, cửa thiền khói hương nghi ngút. Mà điều ấy riêng gì quê tôi, có lẽ trên đất nước ta, đâu cũng vậy vì người tín ngưỡng Phật chiếm số đông.

Mấy ngày Xuân, làm riết cho xong việc nhà, việc "đời", thân thể sạch sẽ, ăn mặc nghiêm trang, tâm thanh tịnh, đi lễ Phật cầu cho việc chung việc riêng, cho sự giải thoát của hết thảy chúng sinh, cho quốc thới dân an mưa thuận gió hòa... chẳng phải là nét linh thiêng của con nhà Phật, của đất Việt hay sao? Nhưng...

Hom cong duc

Đọc thêm...

You are here Ý kiến