• Phật sự: 0902 427 222 - Phone USA: +14092179287 (Thầy Thích Nhuận Tâm)
  • Giáo vụ: 0906.721.705
  • Trụ trì: Đại đức Thích Nhuận Tâm

 

Làm gì trong Lễ Vu lan để cầu an lành, báo hiếu?

  • PDF.

Mục tiêu của lễ Vu Lan mà chúng ta cần thực hiện là cầu nguyện và cúng dường như thế nào để người quá cố và người sống đều được lợi lạc.

Dang hoa Vu lan 0893

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan

Dân ta vẫn có câu "tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân". Tháng 7 âm lịch nói chung và rằm tháng 7 (Tết Trung Nguyên) nói riêng là tháng lễ gần trọng nhất của người Việt từ bao đời. Và Lễ Vu lan, ngày lễ truyền thống của Phật giáo cũng đã hòa vào đời sống sinh hoạt của mọi người dân. Dù có theo đạo Phật hay không, tâm tưởng của mỗi người vào tháng bảy âm lịch đều ưu tiên làm những việc thiện, việc đền ơn đáp nghĩa hoặc báo hiếu các bậc sinh thành.

Mùa Vu lan, mùa báo hiếu các đấng sinh thành

Lễ Vu lan được thực hiện đúng vào ngày rằm tháng bảy (ngày Tự Tứ) vì ngày đó là ngày thánh tăng quy tụ, việc cầu nguyện mới linh, mới được chư vị thánh tăng phù trợ. Cũng vì lẽ đó mà, trong ngày rằm tháng bảy, mọi người thường đi lễ ở chùa trước, rồi làm lễ cúng tại nhà sau. Phật cũng dạy rằng, người có khả năng cầu nguyện, thỉnh cầu lên đức Phật phải là những người mô phạm, thanh tịnh, đức hạnh và chính tâm. Và bản thân người hành lễ, cầu nguyện cũng phải hết sức lòng thành.

Do đó để đạt được tâm nguyện, người thỉnh cầu cần lựa chọn những nơi lễ Phật trang nghiêm, thanh tịnh, người hành lễ phải là người có đức độ. Nếu buổi lễ có sự tham gia của càng nhiều những người như thế thì càng tốt, lực tiếp dẫn càng mạnh mẽ. Điều quan trọng hơn là những người có cùng đức tin, có cùng lòng hướng thiện, báo hiếu cha mẹ quy tụ thì lòng tốt, việc tốt sẽ được nhân lên, được thắp sáng.

Việc đốt vàng mã là một hủ tục mà Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc và hoàn toàn trái với triết thuyết của nhà Phật.

Giữ cho tâm thanh tịnh rồi, mọi người cũng cần chuẩn bị vật phẩm cúng lễ thanh tịnh. tuyệt đối không bày vẽ, rườm rà, tốn kém, mà cần phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. Đặc biệt, người cúng lễ dù không theo đạo cũng phải là người có đạo đức và sống lương thiện. Người bất lương, vô đạo đức cũng như vật phẩm cúng lễ được mua sắm từ những đồng tiền "bẩn" sẽ chỉ làm ô uế; sự cầu nguyện khi ấy cũng trở thành vô ích. Đó là lý do mà hầu hết mọi người đều có ý thức "giữ mình" hơn trong tháng bảy âm lịch, nhiều người thậm chí còn ăn chay, tụng kinh tại nhà, năng làm việc thiện... , nhất là chăm lo nhiều hơn cho các bậc ông bà cha mẹ đang còn sống hoặc hương khói cho người đã khuất.

Trong nghi lễ cúng, người cúng có thể khấn nôm na bằng lời của mình nhưng tốt hơn thì nên đọc một lần kinh Vu lan ở phần cúng Phật. Kinh Vu lan không quá dài, lại có ngôn từ khá gần gũi, dễ nghe, dễ hiểu, có vần điệu (thể thơ song thất lục bát), người đọc và người nghe sẽ thấm hơn về đạo hiếu và những triết lý của nhà phật. Đối với các phần cúng gia tiên, cúng chúng sinh, mọi người đều có thể khấn nôm miễn lòng thành kính hoặc đọc theo các bài văn khấn đã được biên soạn.

Cúng rằm tháng bảy, bạn không thể bỏ qua

Tóm lại, để cầu an, báo hiếu trong Lễ Vu lan, người cúng lễ cần thực hiện theo đúng tinh thần của kinh Vu lan, hiểu một cách phổ thông là hội đủ được 3 yếu tố thiên thời (sự hội tụ của chư tăng), địa lợi (đúng ngày rằm tháng bảy), nhân hòa (lòng người thanh tịnh nhất) thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất, tâm mãn nguyện và an lành nhất. Theo sách Phật thì đó là: "Người nào có sắm ra vật thực, đặng cúng dường Tự Tứ Tăng thời, hiện tiền quyến thuộc của người, bà con quyến thuộc thảy đều nhờ ơn. Tam đồ khổ chắc rằng ra khỏi, cảnh thanh bình hưởng thọ tự nhiên. Như còn cha mẹ hiện tiền, nhờ đó cũng được bá niên thọ trường. Như cha mẹ bảy đời quá vãng sẽ thác sanh về cõi Thiên cung, người thời tuấn tú hình dung, hào quang chiếu sáng khắp cùng châu thân".

Minh Anh (tổng hợp)

You are here Văn hóa Làm gì trong Lễ Vu lan để cầu an lành, báo hiếu?