• Phật sự: 0902 427 222 - Phone USA: +14092179287 (Thầy Thích Nhuận Tâm)
  • Giáo vụ: 0906.721.705
  • Trụ trì: Đại đức Thích Nhuận Tâm

 

Đại trí độ luận tập I (Cuốn 11-20)

  • PDF.

Cuốn 11

CHƯƠNG 16 GIẢI THÍCH: XÁ-LỢI-PHẤT NHÂN DUYÊN

KINH: Phật bảo Xá-Lợi-Phất.

LUẬN: Hỏi: Bát-nhã Ba-la-mật là pháp của Bồ-tát Ma-ha-tát, vì sao Phật bảo Xá-Lợi-Phất mà không bảo Bồ-tát?

Ðáp: Xá-Lợi-Phất là vì trí tuệ bậc nhất trong tất cả đệ tử, như Phật có bài kệ nói:

"Trí hết thảy chúng sanh,

Chỉ trừ Phật Thế Tôn,

Muốn sánh Xá-Lợi-Phất

Trí tuệ và đa văn,

Ở trong mười sáu phần,

Còn không bằng được một".

Lại nữa, Xá-Lợi-Phất có trí tuệ đa văn và công đức lớn. Năm mới tám tuổi đã tụng mười tám bộ kinh, thông hiểu hết thảy kinh sách nghĩa lý. Khi ấy ở nước Ma-kiệt-đà có anh em Long vuơng, một tên là Cật-Lợi, một tên là A-già-hòa-la. Trời mưa xuống đúng thời, nước không bị mất mùa, nhân dân cảm phục, thường chọn tháng trọng xuân, tất cả họp lại để đi đến chỗ ở của Rồng, mở đại hội, tấu nhạc, luận nghĩa trọn một ngày. Từ xưa đến nay, sự tập hội ấy chưa bõ, bèn lấy tên Rồng để đặt tên hội này. Lệ thường trong ngày ấy, trải bốn tòa cao, một cho Quốc vương, một cho Thái tử, một cho Ðại thần, một cho Luận sư. Bấy giờ Xá-Lợi-Phất với cái thân tám tuổi, hỏi mọi người rằng: "Bốn tòa cao ấy đặt cho ai?"

Mọi người đáp: "Cho Quốc vương, thái tử, đại thần, luận sĩ".

Khi ấy Xá-Lợi-Phất quán sát người đương thời Bà-la-môn v.v... thấy thần tình, đởm lược, chí hướng của họ, không ai hơn mình, bèn bước lên tòa dành cho luận sĩ, kiết già phu tọa. Mọi người thấy vậy nghi ngờ lấy làm lạ, hoặc bảo đó là nhỏ dại vô tri, hoặc bảo là có trí tuệ hơn người. Tuy khen cho là thần dị, nhưng vẫn ôm lòng kiêu căng, sợ xấu hổ với tuổi nhỏ kia, không tự mình nói với; mà sai đệ tử niên thiếu chuyển lời để hỏi. Xá-Lợi-Phất đáp lại đúng chỉ thú, lời lẽ nghĩa lý siêu tuyệt. Khi ấy các Luận sư tán thán là chưa từng có. Không luận kẻ ngu người trí, lớn nhỏ tất cả đều phục. Vua rất hoan hỷ, liền ra lệnh quan Hữu ty phong tặng một làng để cung cấp thường xuyên. Vua cỡi xe Voi, rung lịnh tuyên cáo cho tất cả đều rõ. Trong mười sáu đại quốc, sáu đại thành thảy đều vui mừng.

Khi ấy, với người con thầy bói tên là Câu-luật-đà, họ Ðại Mục-kiền-liên, Xá-Lợi-Phất kết làm bạn thân. Xá-Lợi-Phất thì tài trí thông minh được quý, Mục-kiền-liên thì sáng suốt khoát đạt được trọng. Hai người này tài trí ngang nhau, đức hạnh tương đồng, đi thì cùng đi, ở thì cùng ở, nhỏ lớn quyến luyến, giao ước chung thủy. Về sau cả hai nhàm chán việc đời, xuất gia học đạo, làm đệ tử của Phạm-chí. Tinh cần cầu đạo, đã lâu mà chẳng có chứng nghiệm, mới đem hỏi Thầy. Thầy tên là Sằn-xà-gia (Sànjaya) trả lời rằng: "Từ khi Ta cầu đạo, trải bao nhiêu năm, chẳng biết là đạo quả không có chăng hay Ta không phải là người cầu đạo chăng mà Ta cũng chẳng được gì?"

Một ngày kia ông Thầy mắc bệnh, Xá-Lợi-Phất đứng ở phía trên đầu, Mục-kiền-liên đứng ở phía dưới chân, thấy thở hổn hển, mạng sắp chết, thương xót mà cười. Hai người đồng lòng cùng hỏi cười vì ý gì? Ông Thầy trả lời: "Người đời không có mắt, bị ân ái bức bách, Ta thấy vua nước Kim Ðịa chết, đại phu nhân của ông tự nhảy vào đống lửa, mong cùng ở một chỗ, nhưng hai người ấy hành nghiệp và quả báo khác nhau, nơi sanh đến cũng khác nhau. Khi ấy hai người lấy viết ghi lại ý thầy, muốn để nghiệm xem hư thật".

Sau có người khách buôn nước Kim Ðịa, từ xa đi đến nước Ma-kiệt-đà, hai người lấy sự thật xét nghiệm, quả đúng như lời Thầy nói, mới bùi ngùi than rằng: "Chúng ta chẳng phải là hạng người cầu đạo chăng? Hay là Thầy còn giấu chúng ta chăng?"

Hai người cùng nhau thề rằng: "Nếu ai gặp được vị cam lồ trước, phải cho nhau cùng nếm!".

Lúc ấy, Phật đã độ cả ngàn anh em ông Ca-diếp, đang lần lượt đi qua các nước, đến thành Vương-xá, dừng chân lại ở vườn Trúc. Hai thầy Phạm-chí nghe Phật ra đời, cùng nhau đi vào thành Vương-xá để biết tin tức. Bấy giờ có một Tỳ-kheo tên là A-thuyết-thị (Assaji - một trong năm thầy Tỳ-kheo được Phật độ đầu tiên) mặc y cầm bát, vào thành khất thực. Xá-Lợi-Phất trông thấy dung nghi y phục khác thường, các căn tịch tịnh, trầm mặc, đi đến hỏi rằng: "Ngài đệ tử ai? Người nào là thầy của ngài?" Ðáp: "Thái tử dòng họ Thích nhàm chán sự khổ, già, bệnh, chết, xuất gia học đạo, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là Thầy của tôi". Xá-Lợi-Phất nói: "Thầy ông dạy thế nào nói cho tôi biết với?" Tỳ-kheo đáp kệ:

"Tuổi tôi còn trẻ nhỏ,

Ngày thọ giới mới mẻ,

Ðâu thể diễn chí chơn,

Nói rộng nghĩa Như Lai".

Xá-Lợi-Phất nói: "Xin ngài hãy lược nói nghĩa cốt yếu". Bấy giờ Tỳ-kheo A-thuyết-thị nói kệ:

"Các pháp nhân duyên sanh,

Pháp ấy là nhân duyên,

Pháp ấy nhân duyên diệt,

Ðại sư nói như vậy".

Xá-Lợi-Phất nghe kệ xong liền chứng được sơ quả, trở về để báo lại với Mục--liên. Mục-liên trông thấy nhan sắc từ hòa vui vẻ, nghinh tiếp và hỏi: "Anh được vị cam lồ ư? Nói cho tôi biết?" Xá-Lợi-Phất liền nói lại bài kệ vừa được nghe. Mục-liên nói: "Hãy nói lại cho lần nữa", liền nói lại. Mục-liên nghe xong cũng chứng được Sơ quả.

Hai Thầy cùng hai trăm năm mươi đệ tử, đều đi đến chỗ Phật. Phật từ xa thấy hai người đi đến, bảo các Tỳ-kheo rằng: "Các ông đã từng thấy hai người ấy ở trước các Phạm-chí chăng?" Các Tỳ-kheo thưa: "Bạch Thế Tôn, đã thấy", Phật nói: "Hai người ấy là đệ tử đệ nhất và thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Ta".

Hai người cùng chúng đệ tử đi dần đến gần Phật, đến rồi cúi đầu đứng qua một bên, cùng bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Chúng con muốn được xuất gia thọ giới ở trong Phật pháp". Phật nói: "Thiện tai Tỳ-kheo!", tức thời râu tóc tự rụng, áo pháp mặc vào thân, y bát đầy đủ thọ giới thành tựu.

Qua nửa tháng sau, lúc Phật thuyết pháp cho Trường Trão Phạm-chí, Xá-Lợi-Phất chứng đắc đạo quả A-la-hán. Sở dĩ nửa tháng sau mới đắc đạo là vì người sẽ làm Thầy theo Phật chuyển pháp luân, thì phải ở Học địa, phải hiện tiền tự chứng nhập các pháp, mỗi mỗi biết đầy đủ, thế nên nửa tháng sau mới chứng đắc đạo quả A-la-hán.

Có các thứ công đức như vậy rất nhiều, thế cho nên Xá-Lợi-Phất tuy là A-la-hán, mà Phật đem pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa để nói cho.

Hỏi: Nếu vậy, tại sao lúc đầu ít vì Xá-Lợi-Phất nói, về sau nhiều vì Tu-bồ-đề nói? Nếu vì trí tuệ bậc nhất, thì nên vì Xá-Lợi-Phất nói nhiều; cớ sao lại vì Tu-bồ-đề nói nhiều?

Ðáp: Xá-Lợi-Phất là vị trí tuệ bậc nhất trong hàng đệ tử Phật, Tu-bồ-đề là vị được Vô tránh tam muội đệ nhất trong hàng đệ tử Phật. Tướng trạng của Vô tránh tam muội là thường quán sát chúng sanh, không để tâm sinh phiền não, phần nhiều hành theo tâm lân mẫn. Các Bồ-tát là người mở rộng thệ nguyện lớn để độ chúng sanh, thương xót đồng đều, thế nên Phật sai nói Bát-nhã Ba-la-mật.

Lại nữa, Tu-bồ-đề ưa tu Không tam muội. Như Phật ở cung trời Ðao-lợi, hạ an cư, thọ tuế xong, trở xuống lại Diêm-phù-đề. Bấy giờ Tu-bồ-đề đang ở trong hang đá, tự suy nghĩ: "Phật từ trời Ðao-lợi đi xuống, ta nên đi đến chỗ Phật ư? Hay không nên đi đến chỗ Phật ư?" Lại nghĩ: "Phật thường nói, nếu người dùng con mắt trí tuệ để quán Phật pháp thân, thời trong sự thấy Phật đó là hơn cả".

Lúc ấy, vì Phật từ trời Ðao-lợi xuống, cho nên bốn bộ chúng trong Diêm-phù-đề tập họp, do đó mà chư thiên thấy người, người cũng thấy chư thiên. Ngồi ở giữa có Phật và Chuyển luân Thánh vương, chư thiên, đại chúng. Chúng hội trang nghiêm, từ trước chưa từng có. Tâm Tu-bồ-đề suy nghĩ: "Nay đại chúng này tuy là thù diệu đặc biệt, nhưng thế không thể lâu bền, pháp sanh diệt đều trở về vô thường". Nhân bước đầu của phép quán vô thường này, mà biết được tất cả đều là không, không có thật. Khi tu phép quán ấy, liền được chứng đạo.

Bấy giờ, tất cả mọi người đều mong muốn thấy Phật để lễ kính cúng dường. Có Tỳ-kheo-ni Hoa Sắc muốn trừ sự xấu của cái tiếng nữ, bèn hóa làm Chuyển luân Thánh vương và bảy báu, ngàn đứa con. Mọi người trông thấy đều đứng dậy khỏi chỗ ngồi. Hóa vương đi đến chỗ Phật xong, trở lại thân như cũ làm Tỳ-kheo-ni trước tiên đảnh lễ Phật.

Khi ấy, Phật nói với Tỳ-kheo-ni: "Chẳng phải ngươi trước tiên đảnh lễ Ta, mà chính Tu-bồ-đề trước tiên đảnh lễ Ta, vì cớ sao? Vì Tu-bồ-đề quán các pháp Không, ấy là thấy Phật pháp thân, thành chơn cúng dường, hơn hết trong các cúng dường , chẳng phải do cung kính sanh thân là cúng dường vậy.

Vì vậy, nên nói Tu-bồ-đề thực hành Không tam muội, cùng tương ứng với tướng Không Bát-nhã Ba-la-mật. Thế nên Phật sai Tu-bồ-đề thuyết Bát-nhã Ba-la-mật.

Lại nữa, vì chúng sanh tin kính vị A-la-hán, các lậu đã sạch hết, nên Phật sai thuyết, để chúng sanh tâm tịnh tín. Các Bồ-tát, chưa hết lậu, nếu vì các người mà nói thì họ không tin. Vì vậy, nên Phật đối với cả Xá-Lợi-Phất và Tu-bồ-đề mà thuyết Bát-nhã Ba-la-mật.

Hỏi: Sao gọi là Xá-Lợi-Phất? Ðó là tên cha mẹ đặt? Hay dựa vào hành vi công đức mà đặt?

Ðáp: Ðó là tên do cha mẹ đặt. Ở trong Diêm-phù-đề, nơi an lạc nhất có nước Ma-kiệt-đà, trong nước đó có thành lớn tên là Vương-xá, vua tên là Tần-bà-sa-la, có vị luận sư dòng Bà-la-môn tên là Ma-đà-la. Vì người ấy luận nghị giỏi nên vua phong cho một ấp, cách thành lớn không xa. Ma-đà-la còn có gia đình, vợ sanh một người con gái, có con mắt giống chim Xá-lợi, liền đặt tên con gái ấy là Xá-lợi. Lần thứ hai sinh một người con trai, mà xương đầu gối thô to, nên đặt tên là Câu-hy-la (có nghĩa là đầu gối to lớn).

Bà-la-môn Ma-đà-la đã có gia đình, phải nuôi nấng con trai con gái, nên sở học về kinh sách đều bị cũ xưa không còn được trau dồi mới.

Lúc ấy ở Nam Thiên Trúc có một thầy đại luận nghị Bà-la-môn, đối với mười tám thứ đại kinh, thảy đều thông lợi. Người này đi vào thành Vương-xá, trên đầu đội lửa, lấy nịt sắt nịt bụng. Người ta hỏi lý do, bèn nói: "Sở học kinh sách của tôi quá nhiều, sợ bụng bị vỡ ra, cho nên nịt nó lại". Lại hỏi: "Trên đầu vì sao đội lửa?" Ðáp: Vì tối quá". Mọi người nói: "Mặt trời mọc chiếu sáng, tại sao nói tối?" Ðáp: "Tối có hai thứ: Một là ánh sáng mặt trời không chiếu đến, hai là ngu si che tối. Nay tuy có mặt trời sáng mà ngu si còn đen tối". Mọi người nói: "Chỉ vì ông chưa gặp Bà-la-môn Ma-đà-la, nếu ông gặp thì bụng sẽ teo, sáng sẽ tối".

Vị Bà-la-môn ấy đi ngay đến bên chiếc trống, đánh trống luận nghị lên. Quốc vương nghe hỏi: "Ấy là người nào?" Các quan thần đáp:" Ở Nam Thiên Trúc có một Bà-la-môn tên Ðề-xá, là một đại luận nghị sư, muốn tìm luận xứ, cho nên đánh trống luận".

Ðại vương hoan hỷ, liền họp mọi người mà cáo rằng: "Ai có thể vấn nạn, hãy cùng người ấy luận nghị?" Ma-đà-la nghe vậy tự nghĩ: "Ta vì đã cũ xưa, không còn tập luyện đổi mới, không biết nay có thể cùng người ấy luận chăng?", gắng gỗ mà đi đến. Giữa đường thấy hai con Trâu đực đang húc bạng nhau, trong tâm khởi ý tưởng tượng: "Con Trâu này là Ta, con Trâu kia là người. Lấy đó bói xem biết được ai thắng". Nhưng con Trâu này không bằng, bèn sầu lo quá, mà tự nghĩ rằng: "Cứ như tướng trạng ấy, ta sẽ không bằng".

Khi sắp đi vào giữa chúng, thấy có người mẹ, ôm một bình nứơc đứng ngay ở trước, bị khoẹo chân té đất bình vỡ. Lại nghĩ rằng: "Ðây cũng là điềm không tốt nữa". Ma-đà-la hết sức không vui.

Khi đi vào giữa chúng, thấy luận sư kia, nhan mạo ý chí, khí sắc tướng tốt đầy đủ, biết mình không bằng. Nhưng việc chẳng đặng ngừng, phải cùng chung luận nghị. Luận nghị đã giao ước, liền bị thua. Ðại vương hoan hỷ là có người đại trí sáng suốt đi vào nước ta, còn muốn phong cho một ấp. Quần thần nghị bàn: "Một người thông minh đi đến, liền phong cho một ấp, công thần thì chẳng tưởng thưởng, chỉ ưa thiùch ngữ luận, sợ rằng đó không phải là cái đạo an quốc toàn gia. Nay Ma-đà-la bị thua, thì phải dành lại phong ấp để cho người thắng. Nếu lại có người khác thắng thì lại dành lại để phong cho". Vua chấp dụng lời ấy, liền dành lại đem phong cho người sau.

Khi ấy Ma-đà-la nói với Ðề-xá rằng: "Ông là người thông minh, ta gả con gái cho, con trai chỉ làm lụy nhau. Chi bằng nay ta muốn đi xa đến nước khác để cầu bổn chí".

Ðề-xá nhận người con gái kia làm vợ. Người vợ mang thai, nằm mộng thấy một người thân mặc áo giáp, đầu đội mũ trụ, tay cầm Kim-cang, xô phá các núi mà đứng một bên núi lớn. Thức dậy nói lại với chồng: "Tôi mộng như vậy". Ðề-xá nói: "Bà sẽ sanh con trai, tồi phục hết thảy các luận nghị sư, chỉ không hơn được một người, lại sẽ làm đệ tử người đó".

Xá-lợi mang thai. Vì đứa con trong thai mà mẹ cũng thông minh, rất có khả năng luận nghị. Em trai là Câu-hy-la, cùng với chị luận nghị, mỗi lần luận nghị đều bị thua, không bằng, biết đứa con trong thai của chị, chắc chắn là đại trí tuệ, chưa sanh mà đã như vậy, huống gì sanh ra? Liền bỏ nhà đi học vấn, đến Nam Thiên Trúc, không rảnh để cắt móng tay, chuyên đọc mười tám thứ kinh thơ, đều thông suốt, cho nên người thời bấy giờ gọi là Phạm-chí móng tay dài (Trường Trão Phạm-chí). Con của chị đã sanh, bảy ngày sau, bọc trong giạ trắng, đem chỉ với cha nó. Cha nó suy nghĩ: "Ta tên Ðề-xá, vậy theo tên ta mà đặt tên là Ưu-ba-đề-xá (Ưu-ba Tàu dịch Trụ, nghĩa là theo, Ðề-xá là tên ngôi sao). Ấy là tên do cha mẹ đặt. Mọi người vì thấy người kia do bà Xá-lợi sanh ra, nên đều gọi là Xá-lợi-phất (Phất nghĩa là con, tử).

Lại, Xá-lợi-phất đời đời có bản nguyện, làm người đệ tử bậc nhất của Phật Thích-ca Mâu-ni, tự là Xá-lợi-phất. Ðó là tên do nhân duyên bản nguyện. Do các lẽ đó nên gọi là Xá-lợi-phất.

Hỏi: Nếu như vậy, sao không gọi là Ưu-ba-đề-xá mà chỉ nói Xá-lợi-phất?

Ðáp: Người thời bấy giờ quý trọng người mẹ kia, thông minh bậc nhất trong chúng nữ nhân. Do nhân duyên ấy cho nên gọi là Xá-lợi-phất.

KINH: Bồ-tát Ma-ha-tát muốn đem Nhất thiết chủng trí biết Nhất thiết pháp, thì phải tập hành Bát-nhã Ba-la-mật.

LUẬN: Nghĩa chữ Bồ-tát Ma-ha-tát, trước đã nói ở chương Tán thán Bồ-tát.

Hỏi: Sao gọi là nhất thiết chủng? Sao gọi là nhất thiết pháp?

Ðáp: Cửa trí tuệ gọi là chủng. Có người do một cửa trí tuệ để quán, có người do hai, ba, mười, trăm, ngàn, vạn cho đến hằng hà sa A-tăng-kỳ cửa trí tuệ để quán các pháp. Nay do nhất thiết cửa trí mà vào nhất thiết chủng loại, quán nhất thiết pháp, cho nên gọi là Nhất thiết chủng. Như người phàm phu có ba thứ quán. Muốn cầu lìa dục, sắc, nên quán Dục giới, Sắc giới là thô ác, dối hoặc, ô trược, nặng nề. Còn Phật đệ tử thì có 8 thứ quán là, quán vô thường, khổ, không, vô ngã, như bệnh, như ung nhọt, như mũi tên cắm vào thân, bức não hoạn nạn. Tám thứ Thánh quán ấy vào trong bốn Thánh đế trở thành bốn hành tướng trong mười sáu hành tướng.

Mười sáu hành tướng là: Quán Khổ đế có bốn hành tướng: Vô thường, khổ, không, vô ngã. Quán khổ nhân (Tập đế) có bốn hành tướng: Tập, nhân, duyên, sanh. Quán khổ tận (Diệt đế) có bốn hành tướng: Tận, diệt, diệu, xuất. Quán đạo đế có bốn hành tướng: Ðạo, chánh, hành, tích (dấu).

Trong phép quán hơi thở ra vào lại có mười sáu hành tướng. 1- Quán hơi thở vào, 2- Quán hơi thở ra, 3- Quán hơi thở dài, thở ngắn, 4- Quán hơi thở chạy khắp thân, 5- Trừ các thân hành (hơi thở), 6- Thọ hỷ, 7- Thọ lạc, 8- Thọ các tâm hành, 9- Khởi tâm mừng, 10- Tâm khởi thu nhiếp, 11- Tâm khởi giải thoát, 12- Quán vô thường, 13- Quán rã hoại, 14- Quán lìa dục, 15- Quán diệt, 16- Quán vứt bỏ.

Lại có sáu niệm: Niệm Phật là niệm đức Phật là đấng Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác. Như vậy đủ mười hiệu, năm niệm khác như sau sẽ nói.

Thế trí, xuất thế trí, A-la-hán, Bích-chi Phật, Bố-tát, Phật trí. Trí tuệ như vậy biết rõ các pháp gọi là Nhất thiết chủng.

Nhất thiết pháp là: Pháp của thức duyên, là Nhất thiết pháp. Ðó là nhãn thức duyên sắc, nhĩ thức duyên tiếng, tỷ thức duyên mùi, thiệt thức duyên vị, thân thức duyên xúc, ý thức duyên pháp. Duyên mắt, duyên sắc, duyên nhãn thức cho đến duyên ý, duyên pháp, duyên ý thức, ấy gọi là Nhất thiết pháp, là pháp của các thức duyên.

Lại nữa, pháp của trí duyên là Nhất thiết pháp. Ðó làkhổ trí biết khổ, tập trí biết tập, đạo trí biết đạo. Thế trí biết khổ, tập, tận, đạo và hư không, chẳng phải thường duyên Diệt đế. Ấy là pháp của trí duyên.

Lại nữa, hai pháp thu nhiếp hết thảy pháp là: Pháp sắc, pháp vô sắc. Pháp có thể thấy, pháp không thể thấy; pháp có đối ngại, pháp không đối ngại; hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi;tương ưng với tâm, không tương ưng với tâm; tương ưng với nghiệp, không tương ưng với nghiệp (trong tâm pháp, trừ tư tâm sở, tất cả đều tương ưng, vì nghiệp tức là tư cho nên trừ), pháp gần, pháp xa v.v... Các loại hai pháp như thế thu nhiếp hết thảy pháp (hiện tại và vô vi là pháp gần, vị lai, quá khứ là pháp xa).

Lại nữa, ba pháp thu nhiếp hết thảy pháp, đó là: Thiện, bất thiện, vô ký; học, vô học, phi học phi vô học; kiến đế đoạn, tư duy đoạn, bất đoạn.

Lại nữa, ba pháp thu nhiếp hết thảy pháp là: Năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới. Ðem các loại ba pháp như thế thu nhiếp hết thảy pháp.

Lại có bốn pháp thu nhiếp hết thảy pháp, đó là: Pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, pháp chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại. Pháp ràng buộc ở Dục giới, pháp ràng buộc ở Sắc giới, pháp ràng buộc ở Vô sắc giới, pháp không ràng buộc. Pháp từ nhân thiện, pháp từ nhân bất thiện, pháp từ nhân vô ký, pháp chẳng phải từ nhân thiện, bất thiện, vô ký. Pháp duyên, pháp duyên không duyên, pháp duyên duyên không duyên, pháp chẳng phải duyên duyên chẳng phải duyên không duyên. Các loại bốn pháp như vậy thu nhiếp hết thảy pháp.

Lại có năm pháp thu nhiếp hết thảy pháp, đó là: Sắc, tâm, tâm tương ưng, tâm không tương ưng và pháp vô vi. Các loại như vậy thu nhiếp hết thảy pháp.

Lại có sáu pháp thu nhiếp hết thảy pháp, đó làPháp thấy khổ đoạn, pháp thấy tập, tận, đạo đoạn, pháp tư duy đoạn và pháp chẳng đoạn. Các loại sáu pháp như vậy, cho đến vô lượng, thu nhiếp hết thảy pháp. Ấy là Nhất thiết pháp.

Hỏi: Các pháp sâu xa vi diệu không thể nghĩ bàn, hết thảy chúng sanh còn không thể biết được, huống gì một người mà muốn biết hết tất cả pháp? Thí như có người, muốn lường đại địa và đếm giọt nước của biển cả, muốn cân núi Tu-di, muốn biết ranh giới của hư không, những điều như vậy còn không thể biết được. Tại sao muốn dùng nhất thiết chủng để biết hết thảy pháp?

Ðáp: Ngu si che tối rất là khổ, trí tuệ sáng suốt rất là vui. Hết thảy chúng sanh đều không cầu đến khổ, chỉ muốn tìm vui, cho nên Bồ-tát cầu hết thảy đại trí tuệ bậc nhất mà quán hết thảy chủng để biết hết thảy pháp. Bồ-tát ấy phát đại tâm khắp vì hết thảy chúng sanh mà cầu đại trí tuệ, cho nên muốn biết hết chủng hết thảy pháp. Cũng như thầy thuốc vì một người hai người thì dùng một thứ thuốc hai thứ thuốc là đủ, còn nếu muốn trị bệnh của hết thảy chúng sanh thì phải dùng hết thảy thứ thuốc. Bồ-tát cũng như vậy. Muốn độ hết thảy chúng sanh cho nên muốn biết hết thảy chủng hết thảy pháp. Như các pháp sâu xa vi diệu vô lượng, thì trí tuệ của Bồ-tát cũng sâu xa vi diệu vô lượng. Trước đây trong đoạn đáp lại các vấn nạn phá bác về "người Nhất thiết trí" đã nói rộng. Cũng như cái hòm lớn thì nắp cũng lớn.

Lại nữa, nếu không lấy lý nghĩa để cầu hết thảy pháp, thời không thể được. Nếu lấy lý nghĩa để cầu thời không có điều gì không được. Thí như dùi lửa với cây thời lửa bật ra, chẻ củi tìm lửa, lửa không thể có, cũng như đại địa có ranh giới, chẳng phải người Nhất thiết trí, người không có đại thần lực thời không thể biết được. Nếu có sức thần thông lớn thời biết được ranh giới đại địa của ba ngàn đại thiên thế giới. Nay đại địa này ở trên Kim cương, bốn phía của ba ngàn đại thiên thế giới là hư không. Như vậy gọi là ranh giới đại địa. Muốn cân núi Tu-di cũng như vậy. Muốn lường hư không, chẳng phải không lượng được, nhưng hư không thì không có gì cả, cho nên không thể lường.

KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Bồ-tát Ma-ha-tát tại sao muốn dùng hết thảy chủng biết hết thảy pháp thì phải tập hành Bát-nhã Ba-la-mật?"

LUẬN: Hỏi: Phật muốn thuyết Bát-nhã Ba-la-mật nên hiện các thứ thần biến, hiện rồi thì nên thuyết liền, cớ sao để Xá-lợi-phất hỏi rồi sau mới thuyết?

Ðáp: Hỏi rồi mới đáp, cách thức của Phật là phải như vậy.

Lại nữa, Xá-lợi-phất biết Bát-nhã Ba-la-mật là pháp sâu xa vi diệu vô tướng, khó hiểu khó biết, tự dùng trí lực suy nghĩ nhiều cách, như quán các pháp vô thường, đó là Bát-nhã Ba-la-mật ư? Hay không là Bát-nhã Ba-la-mật ư? Vì không thể tự hiểu được cho nên hỏi.

Lại nữa, Xá-lợi-phất chẳng phải là người Nhất thiết trí, đối với trong trí tuệ của Phật, chỉ như bé con. Như trong kinh A-bà-đàn-na nói: "Phật trú ở Kỳ Hoàn, đi kinh hành lúc xế chiều, Xá-lợi-phất theo Phật kinh hành. Khi ấy có con chim Cắt đuổi chim Bồ câu. Bồ câu bay đến bên Phật, Phật kinh hành ngang qua, bóng phủ lên Bồ câu, thân Bồ câu an ổn, sợ hãi tiêu mất, không còn tiếng kêu. Sau có bóng của Xá-lợi-phất đến, Bồ câu liền kêu lên và sợ hãi như lúc đầu. Xá-lợi-phất bạch Phật: "Thân Phật và thân con, đều không có ba độc, vì nhân duyên gì bóng Phật phủ lên Bồ câu thì Bồ câu im tiếng không còn sợ hãi, còn bóng của con phủ lên, thì Bồ câu kêu lên, sợ hãi như lúc đầu?" Phật nói: "Tập khí ba độc của ông chưa hết, cho nên khi bóng của ông phủ lên thì sợ hãi không trừ. Ông quán xem nhân duyên trước của Bồ câu này mấy đời làm Bồ câu?"

Xá-lợi-phất liền nhập vào tam muội Túc mạng trí, quán thấy Bồø câu ấy chính từ trong loài Bồø câu đến. Như vậy một, hai, ba đời, cho đến tám vạn đại kiếp, thường làm thân Bồø câu. Quá đây trở về trước không còn thấy được nữa, Xá-lợi-phất từ tam muội dậy bạch Phật rằng: "Bồø câu ấy trong tám vạn đại kiếp thường làm thân Bồø câu, quá đó về trước, con không còn biết được nữa". Phật nói: "Ông nếu không biết được hết đời quá khứ, thử quán xem đời vị lai, Bồø câu ấy đến lúc nào thì thoát được?"

Xá-lợi-phất liền nhập vào tam muội Nguyện trí, quán thấy Bồø câu ấy một, hai, ba đời, cho đến tám vạn đại kiếp, chưa thoát khỏi thân Bồø câu. Quá đó trở đi, cũng không còn biết được nữa. Từ tam muội dậy, bạch Phật: "Con thấy Bồø câu ấy từ một, hai, ba đời, cho đến tám vạn đại kiếp, chưa thoát khỏi thân Bồø câu. Quá đây trở đi không còn biết được nữa. Con không biết giới hạn quá khứ, vị lai. Vậy không hiểu Bồø câu ấy lúc nào sẽ thoát khỏi". Phật bảo: " Xá-lợi-phất! Bồø câu ấy trừ hạng mức mà các Thanh-văn và Bích-chi Phật biết được, lại còn trải qua hằng hà sa đại kiếp, làm thân Bồø câu, khi tội hết mới được thoát khỏi, xoay vần mãi trong năm đường, sau được làm thân người, trải qua trong năm trăm đời mới được lợi căn. Lúc ấy có Phật, độ vô lượng vô số chúng sanh, sau đó vào Vô-dư Niết-bàn. Giáo pháp để lại ở đời, người ấy (hậu thân Bồ câu) thọ năm giới Ưu-bà-tắc, theo các Tỳ-kheo nghe tán thán công đức Phật, bấy giờ mới phát tâm, nguyện được làm Phật, vậy sau ba A-tăng-kỳ kiếp, thực hành sáu Ba-la-mật, mười địa đầy đủ, được làm Phật, độ vô lượng chúng sanh xong mà vào Niết-bàn.

Khi ấy, Xá-lợi-phất hướng đến Phật sám hối, bạch Phật rằng: "Ðối với một con chim, con còn không thể biết gốc ngọn của nó, huống gì các pháp? Con nếu biết trí tuệ của Phật như vậy, thì vì trí tuệ Phật mà con thà vào địa ngục chịu vô lượng khổ, không cho là khó".

Như vậy v.v... đối với các pháp vì không hiểu cho nên hỏi.

CHƯƠNG 17

GIẢI THÍCH: ÐÀN BA-LA-MẬT

KINH: Phật bảo: "Xá-Lợi-Phất! Bồ-tát Ma-ha-tát do không trú pháp mà trú trong Bát-nhã Ba-la-mật, vì không có gì xả mà được đầy đủ Ðàn Ba-la-mật. Vì người cho, người nhận và tài vật đều bất khả đắc vậy".

LUẬN: Hỏi: Bát-nhã Ba-la-mật là pháp những pháp gì?

Ðáp: Có người nói: Tuệ căn vô lậu là tướng Bát-nhã Ba-la-mật, vì cớ sao? Tuệ căn là bậc nhất trong các tuệ, nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật? Vì tuệ căn vô lậu là bậc nhất, nên tuệ căn vô lậu gọi là Bát-nhã Ba-la-mật.

Hỏi: Nếu Bồ-tát chưa dứt hết kiết sử, làm sao thực hành tuệ vô lậu?

Ðáp: Bồ-tát tuy chưa dứt kiết sử, thực hành vô lậu Bát-nhã Ba-la-mật tương tự, cho nên được gọi là thực hành vô lậu Bát-nhã Ba-la-mật. Thí như người Thanh-văn thực hành noãn pháp, đảnh pháp, nhẫn pháp, thế đệ nhất pháp, trước tiên thực hành vô lậu tương tự, sau mới dễ được sanh ra khổ pháp trí nhẫn.

Có người nói: "Bồ-tát có hai hạng: Có hạng dứt kiết sử được thanh tịnh; có hạng chưa dứt kiết sử, không được thanh tịnh. Bồ-tát dứt kiết sử được thanh tịnh, thì có thể thực hành vô lậu Bát-nhã Ba-la-mật.

Hỏi: Nếu Bồ-tát đã dứt kiết sử, được thanh tịnh , sao còn phải thực hành Bát-nhã Ba-la-mật?

Ðáp: Tuy dứt kiết sử, mà mừơi địa chưa viên mãn, chưa trang nghiêm Phật độ, chưa giáo hóa chúng sanh, thế cho nên thực hành Bát-nhã Ba-la-mật.

Lại nữa, dứt kiết sử có hai: Một là dứt tâm ba độc, không đắm trước ngũ dục của cõi Người cõi Trời, hai là tuy không đắm trước ngũ dục của cõi Người cõi Trời, nhưng đối với ngũ dục công đức quả báo của Bồ-tát, chưa thể xả ly. Bồ-tát như vậy, nên phải thực hành Bát-nhã Ba-la-mật.

Thí như Trưởng lão A-nê-lô-đậu, lúc tọa thần ở trong rừng. Thiên nữ Tịnh Ái v.v... đem thân sạch đẹp đến thử A-nê-lô-đậu. A-nê-lô-đậu nói: "Các chị làm thành sắc xanh đi đến, không dùng tạp sắc, nên muốn quán bất tịnh, không thể quán được. Sắc vàng, đỏ, trắng cũng như vậy".

Khi ấy A-nê-lô-đậu nhắm mắt không nhìn mà nói rằng: "Các chị đi cho xa". Các thiên nữ liền biến mất không hiện.

Thân hình phước báo của Trời còn như vậy, huống là vô lượng công đức quả báo ngũ dục của Bồ-tát?

Lại như vua Chân-đà-ra (Indra) cùng với tám vạn bốn ngàn Chân-đa-ra đi đến chỗ Phật, gảy đờn ca tụng để cúng dường Phật. Bấy giờ núi chúa Tu-di và cây cối các núi, nhân dân, cầm thú, hết thảy đều múa. Ðại chúng ở bên Phật, cho đến Ðại Ca-diếp đều không thể ngồi yên trên tòa. Lúc ấy Bồ-tát Thiên Tu hỏi: "Trưởng lão Ðại Ca-diếp bậc kỳ túc cao niên, bậc nhất về hạnh tu mười hai pháp đầu đà, tại sao không thể ngồi yên trên tòa?" Ðại Ca-diếp nói: "Ngũ dục của ba cõi không thể làm lay động tôi, nhưng đây là vì các công đức thần thông quả báo của Bồ-tát khiến tôi như vậy, chứ chẳng phải tôi có tâm động, không thể tự an. Thí như núi Tu-di, gió thổi bốn bề không thể làm lay động, nhưng đến khi đại kiếp tận diệt, có gió Tỳ-lam nổi lên thì như thổi cỏ mục".

Do các việc như vậy, nên biết trong hai thứ kiết sử, có một thứ chưa dứt hết. Những Bồ-tát như vậy, nên phải thực hành Bát-nhã Ba-la-mật, ấy là trong A-tỳ-đàm nói.

Lại có người nói: "Bát-nhã Ba-la-mật là hữu lậu tuệ, vì cớ sao? Vì Bồ-tát khi đến dưới cội Bồ đề mới dứt hết kiết sử. Trước đó, tuy có đại trí tuệ, có vô lượng công đức mà các phiền não chưa dứt hết. Thế cho nên nói Bát-nhã Ba-la-mật của Bồ-tát là trí tuệ hữu lậu.

Lại có người nói: "Từ sơ phát tâm cho đến khi ngồi dưới cội Ðạo thọ, những trí tuệ có được ở khoảng trung gian đó, gọi là Bát-nhã Ba-la-mật. Ðến khi thành Phật, thì Bát-nhã Ba-la-mật ấy đổi lại gọi là Tát-bà-nhã".

Lại có người nói: "Trí tuệ hữu lậu vô lậu của Bồ-tát đều gọi là Bát-nhã Ba-la-mật, vì cớ sao? Vì Bồ-tát quán Niết-bàn, hành phật đạo. Do việc như vậy, nên trí tuệ của Bồ-tát phải là vô lậu. Lại nữa vì chưa dứt hết kiết sử, việc phải làm chưa làm xong, nên gọi là hữu lậu".

Lại có người nói: "Bát-nhã Ba-la-mật của Bồ-tát là vô lậu vô vi, không thể thấy, không đối ngại".

Lại có người nói: "Bát-nhã Ba-la-mật ấy, là không có tướng gì có thể nắm bắt, hoặc có hoặc không, hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc không, hoặc thật. Bát-nhã Ba-la-mật ấy không nhiếp thuộc ấm, giới, nhập, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp, không thủ, không xả, không sanh, không diệt, ra ngoài bốn câu có không, là không dính mắc, thí như ngọn lửa, bốn phía không thể đụng đến, vì làm cháy tay. Tướng Bát-nhã Ba-la-mật cũng như vậy, không thể đụng đến vì tà kiến bị đốt cháy vậy.

Hỏi: Các người trên nói về Bát-nhã Ba-la-mật như vậy, người nào nói đúng?

Ðáp: Có người nói: "Mỗi người đều có lý, đều là đúng". Như kinh nói năm trăm Tỳ-kheo mỗi người đều nói về nhị biên và trung đạo nghĩa. Phật nói họ đều có đạo lý.

Có người nói: "Người trả lời sau cùng là đúng, vì cớ sao? Vì không thể phá, không thể hoại. Nếu có pháp bằng như ly hào, là đều có sai lầm, có thể phá. Nếu nói không pháp, cũng có thể phá. Trong Bát-nhã này, có cũng không, không cũng không, chẳng phải có chẳng phải không cũng không. Lời nói như vậy cũng không, ấy gọi là pháp tịch diệt vô lượng, không hý luận. Cho nên không thể phá, không thể hoại, ấy gọi là chơn thật Bát-nhã Ba-la-mật, hơn cả, không gì vượt qua được. Cũng như Chuyển luân Thánh vương, hàng phục các kẻ địch mà không tự cao. Bát-nhã Ba-la-mật cũng như thế, có thể phá hết thảy ngữ ngôn hý luận, mà chẳng có gì phá. Lại nữa, từ đây về sau, trong các phẩm, có nhiều lối cắt nghĩa thuyết về Bát-nhã Ba-la-mật, đều là thật tướng. Như vậy, không trú pháp mà trụ trong Bát-nhã Ba-la-mật, có thể đầy đủ sáu Ba-la-mật.

Hỏi: Thế nào không trú pháp mà trụ trong Bát-nhã Ba-la-mật, có thể đầy đủ sáu Ba-la-mật?

Ðáp: Bồ-tát như vậy quán hết thảy chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải khổ, chẳng phải vui, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải sanh diệt, chẳng phải không sanh diệt. Như vậy trú trong thậm thâm Bát-nhã Ba-la-mật, mà đối với tướng Bát-nhã Ba-la-mật cũng chẳng phải chấp thủ, ấy gọi là không trú pháp mà trú.

Hỏi: Nếy không chấp thủ tướng Bát-nhã Ba-la-mật, thì tâm không dính mắc. Như Phật đã nói: "Trong hết thảy các pháp, dục là gốc nó". Nếu không chấp thủ thì làm sao đầy đủ sáu Ba-la-mật?

Ðáp: Bồ-tát vì thương xót chúng sanh nên trước tiên lập thệ nguyện: "Ta quyết sẽ độ thoát hết thảy chúng sanh. Do sức tinh tấn Ba-la-mật, nên tuy biết các pháp bất sanh bất diệt như tướng Niết-bàn, mà lại tu hành các công đức, đầy đủ sáu Ba-la-mật, vì cớ sao? Vì không trú pháp mà trú Bát-nhã Ba-la-mật.

CHƯƠNG 18

GIẢI THÍCH: TÁN THÁN ÐÀN BA-LA-MẬT

Hỏi: Bố thí có những lợi ích gì, mà Bồ-tát trú trong Bát-nhã Ba-la-mật thì Ðàn Ba-la-mật được đầy đủ viên mãn?

Ðáp: Bố thí có đủ thứ lợi ích. Bố thí là kho báu, thường theo dõi người. Bố thí làm diệt khổ, đem vui cho người. Bố thí là kẻ đánh xe giỏi mở bày con đường chư thiên. Bố thí là điệu phù tốt thu nhiếp các người lành (thu nhiếp người lành cùng làm nhân duyên). Bố thí là an ổn, khi sắp mệnh chung tâm không sợ hãi. Bố thí là tướng từ tâm, hay cứu chúng sanh. Bố thí là nhóm điều vui, hay phá giặc khổ. Bố thí là đại tướng hay dẹp kẻ địch xan tham. Bố thí là diệu quả được trời người ưa thích. Bố thí là con đường thanh tịnh, hiền thánh dạo đi. Bố thí là cửa chứa phước đức lành. Bố thí là cái duyên để xây dựng nghiệp, quy tụ chúng. Bố thí là hạt giống thiện hành thọ quả. Bố thí là phước nghiệp, tướng của người lành. Bố thí phá nghèo cùng, dứt ba đường ác. Bố thí hay trọn vẹn được quả phước lạc. Bố thí là cái duyên ban đầu của Niết-bàn, là pháp thiết yếu để đi vào trong nhóm người lành, là nguồn phủ của sự tán thán khen ngợi, là công đức để vào giữa chúng không khó khăn, là hang nhà của tâm không hối hận, là căn bản của thiện pháp đạo hành, là rừng rậm của mọi điều hoan lạc, là ruộng phước của giàu sang an ổn, là bến bờ của sự đắc đạo Niết-bàn, là sở hành của Thánh nhân, đại sĩ, trí giả, là chỗ bắt chước của các người kém đức ít biết.

Lại nữa, ví như nhà bị lửa cháy, người khôn ngoan biết rõ hình thế, lửa chưa đến kịp, gấp đem tài vật ra ngoài; nhà tuy bị cháy hết mà tài vật vẫn còn, để sau làm nhà lại. Người ưa bố thí cũng như vậy. Biết thân mong manh, tài vật vô thường, lo tu phước kịp thời, giống như từ trong lửa đem tài vật ra, đời sau được hưởng vui. Cũng như người kia còn sửa lại nghiệp nhà, phước tốt tự an vui. Người u mê thì chỉ biết tiếc cái nhà, vội tìm cách cứu chữa. Cuồng ngu mất trí, không lường thế lửa, gió mạnh cháy bừng, đất đá cháy sém, giữa tiếng ầm vang, hỏng hết mất sạch. Nhà đã không cứu được, mà tài vật cũng mất hết, đói rét lo khổ suốt đời. Người có tâm tham tiếc cũng như vậy. Không biết thân mạng vô thường, khó bảo toàn giây lát, mà lại cứ gom chứa giữ gìn ái tiếc, chết đến không hẹn, bỗng chốc chết mất, thân mình cùng cây đất đồng trôi đi, của cải cùng vật ủy thác đều bỏ hết. Cũng như người ngu, lo khổ mất hết sanh kế.

Lại nữa, người đại tuệ, bậc hữu tâm mới hay giác ngộ, biết thân như huyễn, tiền của không thể bảo toàn; vạn vật vô thường, chỉ có phước đức là có thể nương cậy, đưa người ra khỏi khổ, là bến thông đạo lớn.

Lại nữa, đại nhân đại tâm hay đại bố thí, hay tự lợi mình. Tiểu nhân, tiểu tâm, không thể ích người cũng không có hậu với mình.

Lại nữa, dũng sĩ gặp địch, chắc mong nuốt sống; người trí tâm huệ, được ngộ lý sâu xa; kẻ giặc xan lẩn tuy mạnh, cũng bẻ gãy được, quyết khiến như ý. Gặp phước điền tốt, gặp thời tiết đẹp (Lúc cần bố thí thì bố thí, nếu không làm là bỏ mất thời tiết) rõ việc ứng lòng, hay đại bố thí.

Lại nữa, người ưa bố thí, được người kính phục. Như mặt trăng mới mọc chẳng ai không ưa. Tiếng tốt danh lành đồn khắp thiên hạ, được người quy ngưỡng, mọi người đều tin. Người ưa bố thí, được quý nhân tưởng nhớ, tiện nhân kính trọng. Khi sắp mạng chung, tâm không sợ hãi. Quả báo như vậy, được trong đời này, thí như trồng hoa; có quả lớn vô lượng, là phước của đời sau, trong vòng sanh tử luân chuyển, qua lại năm đường, không có người thân để có thể trông cậy, chỉ có phước bố thí, hoặc sanh lên trời, trong loài người, được quả báo thanh tịnh, đều do bố thí. Voi ngựa súc sanh được nuôi nấng tốt cũng là do bố thí mà được. Ðức của bố thí đưa đến giàu sang hoan lạc, người trì giới thì được sanh lên trời, thiền trí tâm tịnh, không có nhiễm trước, thời được đạo Niết-bàn. Phước của bố thí là tư lương của đạo Niết-bàn.

Niệm tưởng bố thí nên hoan hỷ, hoan hỷ nên nhất tâm, nhất tâm quán lý sanh diệt vô thường nên đắc đạo. Cũng như người mong có bóng mát mà trồng cây, hoặc mong có hoa, hoặc mong có quả mà trồng cây. Bố thí vì mong được quả báo cũng như vậy. Ðời này, đời sau vui như mong bóng mát. Ðạo Thanh-văn, Bích-chi Phật như hoa, thành Phật như quả, ấy là các thứ công đức của bố thí.

CHƯƠNG 19

GIẢI THÍCH: TƯỚNG CỦA ÐÀN BA-LA-MẬT

Hỏi: Sao gọi là Ðàn?

Ðáp: Ðàn gọi là bố thí. Tâm tương ưng với tư tâm sở thiện; ấy gọi là Ðàn.

Có người nói: "Tư tâm sở thiện, khởi lên thân nghiệp, khẩu nghiệp, ấy gọi là Ðàn".

Có người nói: "Có lòng tin, có phước điền, có tài vật, khi cả ba sự hòa hợp, tâm sanh pháp "xả", có thể phá hoại xan tham; ấy gọi là Ðàn. Thí như pháp "từ", quán thấy chúng sanh không vui mà tâm sanh thương. Tâm sở pháp bố thí cũng như vậy. Ba sự hòa hợp, tâm sanh pháp "xả", có thể phá hoại xan tham.

Ðàn có ba thứ: Hoặc hệ thuộc theo Dục giới, hoặc hệ thuộc theo Sắc giới; hoặc không hệ thuộc (thánh nhân làm bố thí là không hệ thuộc). Là pháp tương ưng với tâm, theo tâm hành động cùng với tâm sanh, chẳng phải là sắc pháp, có thể làm duyên. Chẳng phải nghiệp, nhưng tương ưng với nghiệp, theo nghiệp hành động, cùng với nghiệp sanh; chẳng phải là nghiệp báo đời trước sanh.

Hai lối tu nên tu, là hành tu và đắc tu.

Hai lối chứng là thân chứng và tuệ chứng.

Hoặc tư duy đoạn, hoặc chẳng đoạn, hai kiến đoạn (Dục giới, Sắc giới tận đoạn). Là pháp có giác có quán, phàm phu và thánh nhân cùng tu hành.

Các nghĩa như vậy v.v... có phân biệt nói rộng ở trong A-tỳ-đàm.

Lại nữa, Thí có hai thứ: Có thanh tịnh và không thanh tịnh. Thí không thanh tịnh là: Hàng ngu si thí mà không hiểu gì; hoặc có khi vì cầu tài nên thí; hoặc vì sợ hiềm trách nên thí; hoặc vì muốn cầu ý người nên thí; hoặc sợ chết nên thí; hoặc dối người để cho họ mừng nên thí; hoặc tự cho giàu sang nên phải thí; hoặc tranh hơn nên thí; hoặc ganh ghét sân si nên thí; hoặc kiêu mạn tự cao nên thí; hoặc vì danh dự nên thí; hoặc vì chú nguyện nên thí, hoặc giải trừ suy hoại cầu tốt lành nên thí; hoặc vì quy tụ đông người nên thí; hoặc khinh hèn không cung kính nên thí. Các thứ thí như vậy v.v... gọi là thí không thanh tịnh.

Thí thanh tịnh là trái ngược lại với trên, gọi là thí thanh tịnh.

Lại nữa, vì đạo nên thí, tâm sanh thanh tịnh; không các kiết sử; không cầu quả báo đời này đời sau, cung kính thương xót; ấy gọi là thí thanh tịnh. Thí thanh tịnh là tư lương đưa đến đạo Niết-bàn; thế cho nên nói vì đạo nên thí. Nếu chưa được Niết-bàn, sự thí ấy là các nhân của lạc bảo ở cõi trời cõi người. Như hoa Anh lạc, mới thành chưa hoại, hương thơm tinh khiết tươi đẹp. Vì Niết-bàn mà tịnh thí, được hưởng quả báo, cũng như vậy. Như Phật nói: "Ðời có hạng người khó được: Một là trong hàng xuất gia, vị Tỳ-kheo được phi thời giải thoát; hai là trong hàng tại gia, kẻ bạch y hay bố thí thanh tịnh."

Tướng bố thí thanh tịnh ấy, cho đến vô lượng đời, đời đời không mất. Ví như bằng khoán, không khi nào mất. Quả của sự bố thí ấy, khi nhân duyên hòa hợp bèn có. Cũng như cây gặp được thời tiết liền có hoa lá quả trái. Nếu thời tiết chưa đến, tuy có nhân mà không có quả. Pháp bố thí ấy, nếu để cầu đạo, có thể đưa đến nhân đạo, vì sao? Vì kiết sử diệt hết mới gọi là Niết-bàn. Ðương khi bố thí, các kiết sử được mỏng bớt, thì có thể giúp cho Niết-bàn.

Ðối với vật bố thí không tiếc cho nên trừ keo kiệt; kính niệm người thọ nhận cho nên trừ tật đố; trực tâm bố thí cho nên trừ nịnh hót quanh co; nhất tâm bố thí cho nên trừ giao động; suy nghĩ sâu bố thí cho nên trừ hối hận; quán công đức của người thọ nhận cho nên trừ tâm ái; thương yêu người thọ nhận cho nên trừ sân; cung kính người thọ nhận cho nên trừ kiêu mạn; biết hành thiện pháp cho nên trừ vô minh; tin có quả báo cho nên trừ tà kiến; biết quyết chắc có quả báo cho nên trừ nghi. Các thứ phiền não bất thiện như vậy, khi bố thí đều bị mỏng đi, mà các thứ thiện pháp đều có được.

Khi bố thí, sáu căn thanh tịnh, tâm thiện dục phát sanh nên trong tâm thanh thịnh; quán công đức quả báo nên tín tâm phát sanh; thân tâm nhu nhuyến cho nên hỷ lạc phát sanh; hỷ lạc phát sanh nên được nhất tâm; được nhất tâm nên trí tuệ chơn thật phát sanh. Các thiện pháp như vậy thảy đều có được.

Lại nữa, khi bố thí, trong tâm phát sanh Tám chánh đạo tương tợ. Tin quả báo bố thí nên có được Chánh kiến; trong chánh kiến suy nghĩ không tán loạn nên được Chánh tư duy; thanh tịnh nói năng nên được Chánh ngữ; thanh tịnh thân hành nên được Chánh nghiệp; không cầu quả báo nên được Chánh mạng; tâm siêng bố thí nên được Chánh phương tiện (tinh tấn); niệm tưởng bố thí không bỏ nên được Chánh niệm; tâm trụ một nơi không tán loạn nên được Chánh định. Như vậy ba mươi bảy phẩm thiện pháp tương tợ phát sanh trong tâm.

Lại nữa, có người bố thí, ấy là nhân duyên của ba mươi hai tướng, vì cớ sao? Khi bố thí giữ tâm kiên cố nên được tướng dưới bàn chân bằng phẳng đứng vững. Khi bố thí, có năm sự vây quanh người thọ nhận, là nghiệp nhân duyên về quyến thuộc, nên được tướng bánh xe dưới bàn chân. Do sức đại dõng mãnh bố thí, nên đuợc tướng gót chân rộng phẳng. Bố thí nhiếp phục người, nên được tướng mạn lưới giữa các ngón tay, chân. Bố thí thức ăn uống ngon lành, nên được tướng tay chân mềm mại, bảy chỗ nơi thân đầy đặn. Bố thí để lợi ích mạng sống, nên được tướng ngón tay dài, thân không cong, to lớn ngay thẳng. Khi bố thí nói rằng ta sẽ đem cho, tâm bố thí tăng dần, nên được tướng mu bàn chân cao, lông xoay lên trên. Khi bố thí, người thọ nhận mong cầu, thì một lòng vui cho, ân cần hứa hẹn, để chắc chắn mau được, nên được tướng bắp đùi như nai Y-nê-diên. Không khinh không giận người đến xin, nên được tướng cánh tay dài quá gối. Theo ý người xin mà thí, không đợi nói ra, nên được tướng mã âm tàng. Bố thí y phục, đồ nằm tốt, vàng bạc, trân bảo, nên được tướng thân kim sắc, tướng da mỏng. Khi bố thí thích hợp với ý của người trước mặt, khởi lên nghiệp nhân duyên của sự tự tại, nên được tướng mỗi lỗ chân lông mọc một sợi lông, tướng lông trắng ở giữa hai chân mày. Người xin cần gì, liền nói sẽ cho, do nghiệp ấy nên được tướng thân trên tròn trịa như vai Sư tử. Gặp người bệnh thì cho thuốc, gặp người đói khát thì cho ăn uống, khởi lên nghiệp nhân duyên ít bệnh ấy nên được tướng dưới hai nách đầy đặn, tướng chất vị tối thượng (trong miệng). Khi bố thí cũng khuyên người bố thí mà an ủi chỉ vẻ con đường bố thí cho họ, nên được tướng nhục kế, tướng thân tròn trịa như Ni-câu-lô. Có người đến xin, khi có ý muốn cho êm ái nói thật, quyết chắc cho không dối, nên được tướng lưỡi rộng dài, tướng âm thanh thanh tịnh, tướng âm thanh như tiếng chim Ca-lăng-tần-già. Khi bố thí nói như thật, nói có lợi ích, nên được tướng hai má như Sư tử. Khi bố thí cúng dường người thọ nhận, tâm thanh tịnh, nên được tướng răng trắng đều nhau. Khi bố thí nói thật, nói lời hòa hợp, nên được tướng răng khít vào nhau, bốn mươi hai cái. Khi bố thí không giận, tâm không đắm trước, tâm bình đẳng đối với người kia, nên cảm được tướng con mắt trong xanh, tướng mí mắt như mắt trâu chúa... Ấy là gieo trồng nhân duyên về ba mươi hai tướng.

Lại nữa, lấy bảy báu, nhân dân, xe cộ, vàng bạc, đèn đuốc, phòng xá hương hoa mà bố thí nên được làm Chuyển luân Thánh vương, bảy báu đầy đủ.

Lại nữa, bố thí đúng thời nên quả báo cũng tăng thêm nhiều. Như Phật dạy: "Bố thí cho người đi xa, cho người từ xa đến, cho người bệnh, cho người nuôi bệnh, bố thí khi gặp nạn gió rét, ấy là bố thí đúng thời.

Lại nữa, khi bố thí tùy theo sự cần thiết theo địa phương mà thí, nên được quả báo tăng nhiều.

Lại nữa, ở giữa đường trống mà thí, được phước tăng nhiều. Thường bố thí không bỏ, thì được quả báo tăng nhiều. Theo chỗ ưa muốn của người xin mà thí, thì được phước tăng nhiều. Bố thí vật nặng, thì được phước tăng nhiều, như thí tinh xá,vườn rừng, ao tắm v.v... nếu thí cho người làng thì được quả báo thêm nhiều. Nếu thí cho tăng thì được quả báo thêm nhiều. Nếu người cho và người nhận đều có đức thì quả báo thêm nhiều. Ðủ thứ nghinh đón cung kính người thọ nhận, thì được quả báo thêm nhiều. Thí vật khó kiếm được thì được phước thêm nhiều. Tùy vật có được đều có thể thí hết, thì được phước thêm nhiều. Ví như ở trong thành Phất-ca-la của nước Ðại-nhục-chi, có một thợ vẽ tên là Thiện-na, đi đến nước Ða-lợi-đà-na ở phương đông, làm khách vẽ suốt mười hai năm, được ba mươi hai lượng vàng, đem về nước cũ, ngang qua thành Phất-ca-la, nghe có tiếng trống mở đại hội, đi đến trông thấy Tăng chúng, liền sanh lòng tin thanh tịnh, hỏi thầy Duy-na rằng: "Trong chúng này cần bao nhiêu vật thì đủ một ngày ăn?" Thầy Duy-na đáp: "Ba mươi lượng vàng thì đủ một ngày ăn".

Người thợ vẽ liền lấy ba mươi lượng vàng có được, giao thầy Duy-na và nói: "Giúp tôi làm một ngày ăn, sáng mai tôi sẽ đi về nhà".

Người thợ vẽ với hai tay không mà trở về nhà, vợ anh ta hỏi: "Mười hai năm làm nên được thứ gì?" Ðáp: "Ðược ba mươi lượng vàng". Người vợ liền hỏi: "Ba mươi lượng vàng nay đâu rồi?" Ðáp: "Ðã gieo trong ruộng phước". Vợ hỏi: " Ruộng phước gì?" Ðáp: "Thí cho chúng Tăng". Người vợ liền trói chồng đem đến cho quan trị tội. Ðại quan xử đoán hỏi cớ sự. Người vợ đáp: "Chồng tôi si cuồng, suốt mười hai năm làm được ba mươi lượng vàng, không thương xót vợ con mà lại đem cho hết người khác. Y như luật quan, bèn trói đưa đến". Ðại quan hỏi người chồng: "Ngươi sao không cung cấp vợ con, mà lại đem cho người khác?" Ðáp: "Ðời trước tôi không làm công đức nên đời này nghèo chịu đủ cay đắng, đời này gặp ruộng phước, nếu không gieo phước thì đời sau còn nghèo nữa; cứ nghèo tiếp nghèo mãi không biết ngày nào thoát khỏi. Tôi nay muốn dứt ngay sự nghèo cùng, cho nên đem hết vàng mà thí cho Tăng chúng".

Ðại quan là một vị Ưu-bà-tắc, có lòng tin Phật thanh tịnh, nghe lời ấy xong, khen rằng: "Ấy là rất khó! Siêng năng khó nhọc mới có được một ít vật ấy, mà đem thí cho hết chúng Tăng, ngươi thật là người thiện!" Liền cởi chuỗi Anh lạc trên thân và xe ngựa, với một thôn đem cho người nghèo ấy, mà nói rằng: "Người mới thí chúng Tăng, chúng Tăng chưa ăn, ấy là hạt lúa chưa gieo mà mầm đã mọc, quả báo lớn đương ở kế sau vậy!" Do vậy nên nói thí hết vật khó kiếm được, thì phước rất nhiều.

Lại nữa, có thứ bố thí của thế gian, có thứ bố thí của xuất thế gian, có thứ bố thí được Thánh nhân khen ngợi, có thứ bố thí không được Thánh nhân khen ngợi, có thứ bố thí của Phật Bồ-tát, có thứ bố thí của Thanh-văn.

Thế nào là bố thí của thế gian? Người phàm phu bố thí, cũng như Thánh nhân khởi tâm hữu lậu bố thí; ấy gọi là thế gian thí.

Lại nữa, có người nói: "Người phàm phu bố thí; ấy là thế gian thí. Thánh nhân tuy tâm hữu lậu bố thí, nhưng vì để dứt kiết sử nên gọi là xuất thế gian thí, vì cớ sao? Vì Thánh nhân ấy được Vô tác tam muội vậy.

Lại nữa, thế gian thí là không thanh tịnh, xuất thế gian thí là thanh tịnh. Hai thứ kiết sử một thuộc ái, một thuộc kiến. Bị hai thứ kiết sử sai khiến là thế gian thí; không bị hai thứ kiết sử ấy, là xuất thế gian thí. Nếu có ba thứ (người cho, người nhận, tài vật) chướng ngại ràng buộc tâm, là thế gian thí, vì cớ sao? Các pháp nhân duyên thật không có tự ngã, mà nói là ta cho, kia nhận, cho nên gọi là thế gian thí.

Lại nữa, ta không có chỗ nhất định. Lấy ta làm kia, kia cho là không phải, lấy kia làm ta, ta cho là không phải. Vì là không nhất định, nên thật không có ngã (ta). Vật thí là do nhân duyên hòa hợp mà có, không một vật nào đơn độc tự có; như lụa, vải, do các duyên hợp lại mà thành, bỏ tơ bỏ sợi thời không có lụa. Các pháp cũng như vậy. Nhất tướng vô tướng, tướng thường tự không, nhưng người ta móng tưởng niệm, chấp cho là có, điên đảo không thật, ấy là thế gian thí. Tâm không có ba chướng ngại, thật biết rõ pháp tướng, tâm không điên đảo; ấy là xuất thế gian thí. Xuất thế gian thí được Thánh nhân khen ngợi, thế gian thí không được Thánh nhân khen ngợi.

Lại nữa, thanh tịnh thí thì không lẫn lộn các kiết sử ô cẩn, đúng như thật tướng các pháp, là được Thánh nhân khen ngợi. Không thanh tịnh thí, thì lẫn lộn các kiết sử, tâm điên đảo chấp đắm, là không được Thánh nhân khen ngợi.

Lại nữa, thật tướng và trí tuệ hòa hợp mà bố thí, là được Thánh nhân khen ngợi; nếu không như vậy, là không được Thánh nhân khen ngợi.

Lại nữa, không vì chúng sanh cũng không vì biết thật tướng các pháp, mà chỉ cầu thoát khỏi sanh già bệnh chết nên thí; ấy là Thanh-văn thí. Vì chúng sanh, cũng vì biết thật tướng các pháp nên thí; ấy là chư Phật Bồ-tát thí. Ðối với các công đức không thể đầy đủ, chỉ mưốn được chút ít phần; ấy là Thanh-văn thí. Muốn đầy đủ viên mãn hết thảy các công đức; ấy là chư Phật Bồ-tát thí. Vì sợ già bệnh chết nên thí; ấy là Thanh-văn thí. Vì bảo trợ Phật đạo, vì hóa độ chúng sanh, không vì sợ già bệnh chết mà thí; ấy là chư Phật Bồ-tát thí. Trong đây nói về Bồ-tát Bản Sanh kinh. Như trong kinh A-bà-đà-na nói: "Xưa trong châu Diêm-phù-đề, có vị vua tên là Bà-la-bà. Bấy giờ có Bà-la-môn Bồ-tát tên là Vi-la-ma, là thầy của Quốc vương, dạy vua thực hành pháp Chuyển luân Thánh vương. Vi-la-ma giàu có vô lượng, trân châu bảo đầy đủ, suy nghĩ rằng: "Người đời cho ta là sang, tài của giàu có vô lượng, làm lợi ích chúng sanh. Nay chính là đúng lúc hãy nên bố thí lớn. Giàu sang tuy vui mà hết thảy vô thường, tài của là chung của cả năm nhà (nước, lửa, vua quan, đạo tặc, con bất hiếu) khiến lòng người tán loạn, khinh động không yên định. Giống như con khỉ không chút ở yên. Mạng người chóng qua nhanh hơn điển chớp. Thân nngười vô thường, là chỗ tụ đọng các thứ khổ. Vì vậy nên thực hành bố thí.

Suy nghĩ như vậy, tự tay viết lời tỏ bày, phổ cáo cho các Bà-la-môn và hết thảy người xuất gia trong cõi Diêm-phù-đề: Mong đều đến họp tại nhà tôi, tôi muốn mở đại hội suốt mười hai năm, cơm, nước, thuyền đi, lấy cao sữa làm ao, bún gạo làm núi; váng dầu làm ngòi rạch; y phục, ăn uống, đồ thuốc thang đều sắm rất tốt. Quá mười hai năm lại muốn đem bố thí tám muôn bốn ngàn voi trắng; lấy mai tê giác và vàng trang sức, quấn bằng danh bảo, dựng cờ lớn bằng vàng, có bốn báu trang nghiêm. Tám muôn bốn ngàn ngựa; cũng lấy mai tê giác và vàng trang sức, có bốn báu quấn quanh. Tám muôn bốn ngàn xe đều bằng bạc, lưu ly, pha lê, châu báu trang sức, phủ bằng da sư tử, cọp beo, hoặc bạch kiếm bà-la, bảo hiến trang sức xen lộn để cho trang nghiêm. Tám muôn bốn ngàn giường tủ bảo tạp sắc chằng chịt; các thứ mền nệm, mềm mại mịn láng, để trang sức; gối đỡ, mền gấm, đặt ở hai đầu giường; y phục tốt đẹp, đều có đủ cả. Tám muôn bốn ngàn cái bát vàng đựng đầy lúa bạc. Bát lưu ly đựng lúa pha lê, bát pha lê đựng lúa lưu ly. Tám muôn bốn ngàn bò sữa, mỗi con bò lấy ra một hộc sữa, móng sừng nó thì trang sức bằng vàng, đắp bằng lụa trắng. Tám muôn bốn ngàn mỹ nữ, đoan chánh phước đức, đều lấy ngọc bạch, danh bảo, anh lạc đeo thân. Ðây lược nêu vài điều cốt yếu như vậy, không thể kể xiết.

Bấy giờ, vua Bà-la-bà và tám muôn bốn ngàn tiểu quốc vương, cùng các thần dân, hào hiệt, trưởng giả, đều lấy mười vạn tiền vàng củ, di tặng, khuyến trợ, để thiết bày cuộc tế như pháp đó. Bố thí đầy đủ rồi, Thích-đề-bà-na-dân (Thích-đề-hoàn-nhơn) đến nói với Bồ-tát Vi-la-ma bằng bài kệ rằng:

"Vật khó được trong trời đất,

Hay làm cho vui tất cả,

Ông nay đều đã có được,

Vì Phật đạo mà bố thí"

Bấy giờ chư thiên Tịnh-cư hiện thân mà tán thán nói kệ:

"Mở cửa đại bố thí,

Việc ông làm ấy là,

Vì thương xót chúng sanh,

Ðể mà cầu Phật đạo"

Khi ấy chư thiên suy nghĩ rằng: "Ta sẽ bít bình vàng kia lại, không cho nước chảy xuống, vì sao? Vì có người bố thí mà không có phước điền". Khi ấy Mavương nói với trời Tịnh-cư: "Các Bà-la-môn ấy đều xuất gia trì giới, thanh tịnh vào đạo; sao lại nói là không có phước điền"? Trời Tịnh-cư nói: "Bồ-tát ấy vì Phật đạo nên bố thí, còn nay các người Bà-la-môn ấy đều là tà kiến, cho nên ta nói không có phước điền". Ma vương nói với Trời: "Sao biết người ấy vì Phật đạo nên bố thí?" Bấy giờ trời Tịnh-cư liền hóa thân làm Bà-la-môn, ôm bình vàng, cầm gậy vàng, đi đến chỗ Bồ-tát Vi-la-ma, nói rằng: "Ông bố thí lớn, xả vật khó xả, để cầu cái gì? Muốn Chuyển luân Thánh vương có đủ bảy báu, ngàn con trai, cai trị bốn châu thiên hạ ư?" Bồ-tát đáp: "Không cầu chuyện đó".

- Hay là ông muốn làm Thích-đề-bà-na-dân, để làm chủ 80 Na-do-tha thiên nữ?

- Không!

- Hay ông cầu làm chủ trời Lục dục?

- Không!

- Hay ông cầu làm Phạm-thiên vương để làm chủ ba ngàn đại thiên thế giới, làm tổ phụ của chúng sanh?

- Không!

- Vậy ông muốn cầu cái gì?

Khi ấy Bồ-tát liền nói bài kệ:

"Ta cầu chỗ vô dục,

Lìa sanh già bệnh chết,

Khắp độ các chúng sanh,

Cầu Phật đạo như vậy".

Hoá thân Bà-la-môn hỏi rằng: "Ông chủ bố thí! Phật đạo khó được, phải chịu tân khổ lắm, mà ông tâm mềm yếu, quen thói vui, chắc không thể cầu thành đạo ấy được. Như tôi vừa nói: Chuyển luân Thánh vương, Thích-đề-bà-na-dân, vua trời Lục dục, Phạm-thiên vương, là điều dễ cầu được. Vậy chi bằng ông hãy cầu nơi đó!"

Bồ-tát đáp rằng: "Ông hãy nghe tôi nhất tâm thề nguyện:

"Giả sử vành sắt nóng,

Xoay ở trên đầu tôi,

Nhất tâm cầu Phật đạo,

Không bao giờ hối hận!

Hoặc bị vô lượng khổ

Ba đường ác, cõi người.

Nhất tâm cầu Phật đạo,

Không bao giờ lay chuyển".

Hoá thân Bà-la-môn nói: "Ông chủ bố thí! Lành thay! Cầu Phật đạo như vậy!" Liền tán thán kệ rằng:

"Ông sức tinh tấn lớn,

Thương xót đối tất cả,

Trí tuệ không chướng ngại,

Thành Phật hẳn không lâu".

Khi ấy trời mưa các hoa cúng dường Bồ-tát. Các trời Tịnh-cư bít bình nước liền ẩn mất không hiện.

Bồ-tát khi ấy đi đến trước Ba-la-môn thượng tọa, đem bình vàng rót nước, nước bị bít không chảy. Mọi người lấy làm lạ nghi ngờ: "Các thứ đại thí, tất cả đầy đủ, chủ nhân bố thí và công đức cũng lớn. Nay tại sao nước trong bình không chảy xuống?" Bồ-tát cũng suy nghĩ: "Ðó phải chăng vì cớ sự khác, hay vì tâm ta không thanh tịnh? Cớ sao xảy ra như vậy?" Tự xem kinh tế tự mười sáu loại sách thanh tịnh không tì vết. Khi ấy chư thiên nói với Bồ-tát rằng: "Ông chớ nghi ngờ hối hận! Ông không có điều chi không thành tựu. Ðó là do các Bà-la-môn ác tà bất tịnh mà ra vậy. Liền nói bài kệ rằng:

"Người ấy lưới tà kiến,

Phiền não phá chánh trí,

Lìa các thanh tịnh giới,

Luống khổ sa bị đọa".

Do vậy mà nước bị bít không chảy xuống! Nói như vậy xong bỗng không xuất hiện.

Bấy giờ trời Lục Dục phóng các thứ ánh sáng, chiếu đến các chúng hội nói với Bồ-tát bài kệ rằng:

"Ði trong biển ác tà,

Không thuận chánh đạo ông,

Trong các người thọ thí,

Không có ai bằng ông".

Nói lời ấy xong, bỗng không hiện. Khi Bồ-tát nghe nói kệ ấy, tự nghĩ: "Trong chúng hội thật sự không có ai bằng ta. Tại sao nước bị bít không chảy xuống, phải làm sao đây?" Liền nói kệ rằng:

"Nếu ở trong đất mười phương,

Có những người hảo tâm thanh tịnh,

Tôi nay quy mạng cúi đầu lễ,

Tay phải cầm bình rưới tay trái,

Mà tự lập nguyện: Tôi một người,

Ðang thọ đại bố thí như vậy!"

Khi ấy nước trong bình vọt lên hư không, từ trên chảy xuống mà rưới vào tay trái của Bà-la-môn thượng tọa kia. Vua Bà-la-bà thấy sự cảm ứng ấy, tâm sanh cung kính mà nói kệ rằng:

"Ðại Bà-la-môn chủ,

Nước trong màu lưu ly,

Từ trên chảy xuống dưới,

Rơi đến trong tay ông".

Khi ấy chúng đại Bà-la-môn sanh cung kính, chấp tay tác lễ, quy mạng Bồ-tát, Bồ-tát nói kệ:

"Nay điều ta bố thí

Không cầu phước ba cõi

Chỉ vì các chúng sanh

Ðể mong cầu Phật đạo".

Nói kệ ấy xong, hết thảy đại địa, núi sông, cây cỏ, đều rung động sáu lần. Vi-la-ma vốn cho rằng chúng ấy đáng thọ cúng dường cho nên bố thí; nhưng nay đã biết không có ai kham thọ nhận được, mà vì thương xót nên lấy vật thọ lãnh được mà bố thí. Nhân duyên các thứ bố thí như trong Bổn Sanh truyện đã nói rộng nên biết. Ấy là bố thí bên ngoài.

Thế nào là bố thí bên trong? Không tiếc thân mạng đem thí cho các chúng sanh. Như trong Nhân duyên Bổn sanh nói: "Ðức Phật Thích-ca Văn trước vốn là Bồ-tát, trong khi làm đại Quốc vương, gặp thời không có Phật, không có pháp, không có chúng Tăng, vua ấy đi ra bốn phương tìm cầu Phật pháp, cuối cùng không tìm được. Khi ấy có một Bà-la-môn nói: "Ta biết bài kệ Phật. Cúng dường cho ta, ta sẽ trao cho". Vua liền hỏi: "Ðòi cúng dường gì?" Người ấy đáp: "Ngươi có thể trên thân ngươi khoét thịt làm bấc đèn cúng dường ta, ta sẽ trao cho ngươi". Tâm vua suy nghĩ: "Nay thân này của ta, mong manh bất tịnh, đời đời chịu khổ không thể kể hết, chưa từng vì pháp, nay mới đắc dụng không tiếc vật". Nghĩ như vậy xong, bảo người Chiên-đà-la khoét khắp trên thân làm bấc đèn, mà lấy lụa trắng quấn thịt, dầu bơ rưới lên trên. Một lúc cháy khắp, lửa đỏ cả thân, mới được cho một bài kệ.

Lại một kiếp khác, Thích-ca Văn Phật làm một con chim Bồ câu ở trong núi tuyết gặp khi mưa tuyết lớn, có một người lạc đường, cùng khổ nguy ách, đói rét dồn đến, mạng sống chỉ còn trong giây lát. Bồ câu thấy người ấy, liền bay đi tìm lửa, chất thành đống đốt lên, rồi gieo thân vào lửa, thí cho người đói ấy.

Như vậy v.v... đem đầu, mặt, tủy não cấp thí cho chúng sanh, ở trong các kinh nói về hai Nhân duyên Bổn sanh, trong đó đã nói rộng nên biết. Các thứ như vậy, gọi là bố thí bên trong.

CHƯƠNG 20

GIẢI THÍCH: ÐÀN BA-LA-MẬT PHÁP THÍ

Hỏi: Thế nào gọi là bố thí Pháp?

Ðáp: Có người nói thường dùng lời nói hay đem lại lợi ích, ấy là Pháp thí.

Lại nữa, có người nói đem pháp hay lành của chư Phật đã nói mà giảng cho người, ấy là Pháp thí.

Lại nữa, có người nói đem ba thứ pháp dạy người: Một là Tu-đố-lộ (Kinh), hai là Tỳ-ni (Luật), ba là A-tỳ-đàm (Luận), ấy là Pháp thí.

Lại nữa, có người nói đem bốn pháp tạng dạy người: Kinh tạng, Luật tạng , Luận tạng, Tạp tạng, ấy là Pháp thí.

Lại có người nói lược đem hai pháp dạy người: 1- Pháp Thanh-văn, 2- Pháp Ðại thừa, ấy là Pháp thí.

Hỏi: Như Ðề-bà-đạt-đa(Devadhata), Ha-đa, cũng đem ba tạng, bốn tạng, pháp Thanh-văn, pháp Ðại-thừa dạy người, mà thân bị sa vào địa ngục, việc ấy thế nào?

Ðáp: Ðề-bà-đạt-đa tội tà kiến nhiều, Ha-đa tội vọng ngữ nhiều, chẳng phải vì đạo thanh tịnh pháp thí, mà chỉ cầu danh lợi cung kính cúng dường. Vì tội ác tâm nên Ðề-bà-đạt-đa đang sống bị sa vào địa ngục, Ha-đa chết đọa địa ngục

Lại nữa, chẳng phải nóisuông mà gọi là Pháp thí, nhưng thường đem tâm thanh tịnh, tâm lành giáo hóa hết thảy, ấy là Pháp thí. Ví như tài thí, mà không do thiện tâm, thì không gọi là phước đức. Pháp thí cũng như vậy, không do tịnh tâm suy nghĩ thiện thời chẳng phải Pháp thí.

Lại nữa, người thuyết pháp, hay đem tịnh tâm suy nghĩ thiện tán thán Tam Bảo, mở bày cửa tội phước, chỉ rõ Bốn chơn đế, giáo hóa chúng sanh, khiến vào Phật đạo, ấy là chơn tịnh Pháp thí.

Lại nữa, lược nói pháp có hai cách: 1- Không bức não chúng sanh, thiện tâm thương xót, ấy là nhơn duyên của Phật đạo. 2- Quán các pháp chơn không, ấy là nhơn duyên của Niết-bàn đạo, ở giữa đại chúng, khởi tâm thuơng xót nói hai pháp ấy, chẳng vì tiếng tăm, lợi dưỡng, cung kính, ấy là pháp thí thanh tịnh Phật đạo. Như nói: "Vua A-dục làm một ngày tám vạn tranh vẽ Phật, tuy chưa thấy đạo, mà đối với Phật pháp đã có một phần tin vui, ngày ngày mời các Tỳ-kheo vào cung cúng dường, ngày ngày ngày tuần tự lưu vị Pháp sư ở lại thuyết pháp. Có một Tam tạng Pháp sư tuổi trẻ, thông minh đoan chánh, đến lược thuyết pháp, ngồi ở bên vua, miệng có mùi thơm lạ. Vua rất lấy làm lạ nghi ngờ, cho là không đoan chánh, muốn dùng mùi thơm làm lay động người trong cung vua, mới nói với Tỳ-kheo: "Trong miệng Ngài có gì? Há miệng cho xem!". Tỳ-kheo ấy há miệng không có gì cả. Bảo lấy nước rửa, mùi thơm vẫn như cũ. Vua hỏi: ""Ðại đức mới có mùi thơm ấy hay có lâu rồi?" Tỳ-kheo đáp: "Mùi thơm như vậy có lâu rồi, chứ chẳng phải mới có. Lại hỏi: "Có mùi thơm ấy lâu như thế nào?" Tỳ-kheo dùng kệ đáp:

"Thời Phật Ca-diếp,

Nhóm hương pháp ấy

Như vậy đã lâu,

Mà thường như mới"

Vua nói: "Ðại đức! Ngài nói lược tôi chưa hiểu, xin hãy giảng rộng cho". Tỳ-kheo đáp: "Vua hãy nhất tâm, khéo nghe tôi nói: Xưa tôi ở trong pháp Phật Ca-diếp, làm vị Tỳ-kheo thuyết pháp, thường ở giữa đại chúng, hoan hỷ diễn nói về vô lượng công đức của Ca-diếp Thế Tôn, về thật tướng các pháp, vô lượng pháp môn; ân cần tán thán diễn giảng, dạy bảo hết thảy. Từ đó đến nay, thường có mùi thơm vi diệu từ trong miệng ra, đời đời không dứt, thường như ngày nay", và nói kệ rằng:

"Hương các hoa, cây, cỏ,

Mùi hương này tuyệt vời,

Làm vui lòng tất cả,

Ðời đời thường không dứt"

Bấy giờ Quốc vương, vừa thẹn vừa mừng lẫn lộn, bạch Tỳ-kheo rằng: "Ðiều chưa từng có! Công đức thuyết pháp có quả báo lớn như vậy!" Tỳ-kheo nói: "Ấy gọi là hoa, chưa gọi là quả". Vua nói: "Quả nó thế nào, xin hãy nói cho nghe". Tỳ-kheo đáp: "Quả lược nói có mười, vua khéo nghe cho kỹ, liền nói kệ:

"Tiếng tăm lớn, đoan chánh,

Ðược vui và cung kính,

Oai sáng như mặt trời,

Ðược hết thảy yêu thích.

Biện tài, có trí lớn,

Sạch tất cả kiết sử,

Khổ diệt, được Niết-bàn,

Như thế gọi là mười"

Vua nói: "Ðại đức! Tán thán công đức Phật sao mà được quả báo như vậy?" Bấy giờ Tỳ-kheo đáp kệ:

"Khen công đức chư Phật,

Cho hết thảy đều nghe,

Do vì quả báo ấy,

Mà được danh dự lớn.

Khen thật công đức Phật,

Cho hết thảy hoan hỷ,

Do vì công đức ấy,

Ðời đời thường đoan chánh.

Vì người thuyết tội phước,

Cho được chỗ an vui,

Do vì công đức ấy,

Thọ vui thường hoan hỷ.

Sức khen công đức Phật,

Khiến hết thảy tâm phục,

Do vì công đức ấy,

Thường được báo cung kính.

Hiển hiện đèn thuyết pháp

Chiếu ngộ các chúng sanh,

Do vì công đức ấy,

Oai sáng như mặt trời.

Ðủ cách khen Phật đức,

Làm vui cho hết thảy,

Do vì công đức ấy,

Thừơng được người yêu thích.

Lời khéo khen Phật đức,

Vô lượng vô cùng tận,

Do vì công đức ấy,

Biện tài không thể tận.

Khen các diệu pháp Phật,

Tất cả không gì hơn,

Do vì công đức ấy,

Ðại trí tuệ thanh tịnh.

Khi khen công đức Phật,

Khiến người mỏng phiền não,

Do vì công đức ấy,

Các cấu kiết sử dứt.

Hai thứ kiết sử hết,

Thân Niết-bàn đã trọn,

Thí như rưới mưa lớn,

Lửa tắt không còn nóng".

Lại nói với vua: "Nếu còn chỗ nghi ngờ nào chưa rõ, nay là lúc hỏi, tôi sẽ đem mũi tên trí tuệ phá đội quân nghi ngờ của vua". Vua thưa: "Pháp sư! Tâm tôi vui vẻ hiểu rõ, không còn nghi ngờ. Ðại đức là người phước khéo hay khen ngợi Phật".

Các nhân duyên thuyết pháp độ người như vậy, gọi là Pháp thí.

Hỏi: Tài thí, Pháp thí; thứ nào hơn ?

Ðáp: Như lời Phật dạy, trong hai thứ ấy, Pháp thí là hơn, vì cớ sao? Quả báo của Tài thí, được quả báo ở trong Dục giới; quả báo của Pháp thí thì hoặc ở trong ba cõi, hoặc ra ngoài ba cõi.

Lại nữa, Tài thí có hạn lượng; Pháp thí không hạn lượng, ví như lấy củi thêm vào lửa, ánh sáng càng thêm nhiều.

Lại nữa, quả báo của Tài thí sạch ít dơ nhiều; quả báo của Pháp thí nhơ ít sạch nhiều.

Lại nữa, Tài thí lớn phải đợi sức nhiều người; còn Pháp thí thì xuất từ tâm, không đợi người khác.

Lại nữa, Tài thí có thể làm cho các sắc căn bốn đại tăng trưởng; Pháp thí có thể làm cho Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Tám thánh đạo vô lậu học đầy đủ.

Lại nữa, Tài thí có Phật hay không Phật; còn như Pháp thí chỉ trong đời Phật mới có. Cho nên nên biết, Pháp thí rất khó. Thế nào là khó? Là vì cho đến hữu tướng Bích-chi Phật, không thể thuyết pháp, chỉ trực tiếp đi khất thực, bay lên, biến hóa để độ người.

Lại nữa, từ trong Pháp thí mà xuất sanh Tài thí và các Thanh-văn, Bích-chi Phật, Bồ-tát và Phật.

Lại nữa, Pháp thí có thể phân biệt các pháp: Pháp hữu lậu, vô lậu; pháp sắc, pháp vô sắc; pháp hữu vi, pháp vô vi; pháp thiện, bất thiện, vô ký; pháp thường, pháp vô thường; pháp có, pháp không. Thật tướng hết thảy các pháp là thanh tịnh, không thể phá, không thể hoại. Những pháp như vậy, lược nói có tám muôn bốn ngàn pháp tạng, nói rộng thời vô lượng. Các pháp ấy đều từ Pháp thí mà phân biệt biết rõ, vì thế nên Pháp thí là hơn.

Hai cách thí ấy hòa hợp gọi là hạnh bố thí. Hai cách thí ấy để nguyện cầu làm Phật, thời có thể làm cho người ta đến được Phật đạo, huống gì cầu việc khác.

Hỏi: Bốn thứ xả gọi là bố thí, đó là xả tài, xả pháp, xả vô úy, xả phiền não; sao trong đây không nói đến hai thứ xảsau?

Ðáp: Xả vô úy với trì giới không khác cho nên không nói. Vì có Bát-nhã nên không nói xả phiền não. Nếu không nói sáu Ba-la-mật, thời phải nói đủ bốn xả.

(Hết cuốn 11 theo bản Hán)

 

Cuốn 12

Hỏi: Thế nào là Ðàn Ba-la-mật được viên mãn?

Ðáp: Nghĩa chữ Ðàn như trên đã nói. Ba-la-mật (Tàu dịch là Ðáo bỉ ngạn - Ðến bờ bên kia). Ấy gọi là vượt qua sông bố thí được đến bờ kia. 

Hỏi: Thế nào gọi là không đến bờ kia?

Ðáp: Ví như vượt qua sông chư a đến bờ mà trở lui, gọi là không đến bờ kia. Như khi ngài Xá-lợi-phất, trong sáu mươi kiếp hành đạo Bồ-tát, muốn vượt qua sông bố thí, bấy giờ có kẻ ăn xin đến xin con mắt. Xá-lợi-phất nói: "Con mắt không dùng được chi, xin nó làm gì? Nếu cần thân tôi và tài vật, thời tôi sẽ đem cho!" Người kia đáp: "Không cần thân ông và tài vật, chỉ muốn được con mắt thôi. Nếu ông thực hành bố thí, hãy lấy con mắt cho tôi". Bấy giờ, Xá-lợi-phất móc một con mắt cho, người ăn xin được mắt, liền ở trước mặt Xá-lợi-phất, ngửi rồi chê thúi, nhổ nước miếng mà quăng xuống đất; lại lấy chân chà đạp. Xá-lợi-phất suy nghĩ rằng: "Hạng người tệ như vậy, khó có thể độ được. Con mắt thật vô dụng, mà cố xin cho được, được rồi quăng đi, lại lấy chân chà đạp, sao tệ lắm thế. Hạng người như vậy, không thể độ được; chẳng bằng tự điều phục, sớm thoát vòng sanh tử". Suy nghĩ thế xong, thối đạo Bồ-tát mà xoay hướng Tiểu thừa; ấy gọi là không đến bờ kia. Nếu có thể thẳng tiến không lùi, thành tựu Phật đạo; ấy gọi là đến bờ kia.

Lại nữa, làm công việc được thành tựu cũng gọi là đến bờ kia.

Lại nữa, bờ này là xan tham, bố thí là giữa sông, bờ kia là Phật đạo.

Lại nữa, chấp có chấp không là bờ này; trí tuệ phá chấp có chấp không là bờ kia, siêng tu bố thí gọi là giữa sông.

Lại nữa, bố thí có hai: 1- Ma bố thí, 2- Phật bố thí. Nếu bị giặc kiết sử cướp đoạt, lo buồn sợ hãi (màbố thí); ấy gọi là Ma bố thí, gọi là ở bờ này. Nếu có tâm thanh tịnh bố thí, không bị giặc kiết sử, không sợ hãi, đến được Phật đạo; ấy là Phật bố thí, gọi là đến bờ kia, ấy là Ba-la-mật. Như Phật nói trong kinh Ðộc xà dụ rằng: "Có người mắc tội với vua, vua sai giữ một cái hòm có bốn con rắn độc, vua bảo người tội chăm sóc nuôi nấng. Người ấy suy nghĩ: "Bốn con rắn ấy khó gần, gần thời bị hại, một con còn không nuôi được, huống là bốn con?" Liền quăng hòm mà chạy, vua sai năm người cầm đao rượt theo. Lại gặp một người, miệng thì nói thuận theo mà trong lòng muốn người kia bị thương, nên nói với người ấy rằng: "Biết nuôi Rắn đúng cách, ấy cũng không khó". Nhưng người kia biết rõ, vẫn rong chạy thục mạng, đến một xóm trống vắng, gặp một người lành, mới nói rằng: "Xóm này tuy trống vắng, nhưng là chỗ giặc ở, nay ngươi ở đây chắc chắn bị giặc hại, chớ có ở". Lại chạy nữa, đến một con sông lớn, bờ bên kia là một nước khác, nước đó an vui, thản nhiên thanh tịnh, không có hoạn nạn. Bấy giờ, gom các cỏ cây, buộc lại làm chiếc bè, lấy tay chân bơi tới, hết sức mong vượt qua, khi đã đến được bờ, an vui không còn hoạn nạn.

Vua là ví cho Ma vương, cái hòm là thân người, bốn con rắn độc là bốn đại, năm kẻ giặc cầm đao là năm ấm, một người miệng lành tâm ác là sự nhiễm trước. Xóm trống vắng là sáu căn, giặc là sáu trần, một người thương xót nói cho là vị thầy lành, con sông lớn là ái, chiếc bè là tám Thánh đạo, tay chân siêng bơi qua là tinh tấn. Bờ này là thế gian, bờ kia là Niết-bàn. Vượt qua là A-la-hán sạch hết lậu hoặc. Trong pháp của Bồ-tát cũng như vậy. Nếu bố thí còn có ba thứ chướng ngại là chấp có ta cho, kia nhận và tài vật bố thí, thì ấy là rơi vào cảnh giới Ma, chưa lìa khỏi các nạn. Còn như Bồ-tát bố thí, ba thứ đều thanh tịnh không chướng ngại, thì được chư Phật khen ngợi; ấy là đến bờ kia. Sáu Ba-la-mật này có thể làm cho người ta qua khỏi biển lớn phiền não nhiễm trước và xan tham v.v... đến nơi bờ kia. Thế cho nên gọi là Ba-la-mật.

Hỏi: A-la-hán, Bích-chi Phật cũng có thể đến bờ kia; tại sao không gọi là Ba-la-mật?

Ðáp: A-la-hán, Bích-chi Phật qua đến bờ kia, cùng với Phật qua đến bờ kia, danh đồng mà thật thì khác. A-la-hán, Bích-chi Phật cho sanh tử là bờ này, Niết-bàn là bờ kia, nên không thể vượt qua đến bờ kia của bố thí, vì cớ sao? Vì không thể dùng hết thảy vật, hết thảy thời, hết thảy thứ bố thí. Dầu có thể bố thí cũng không có tâm lớn, hoặc đem tâm vô ký, tâm hữu lậu thiện; hoặc là tâm vô lậu bố thí mà không có tâm đại bi, không thể vì hết thảy chúng sanh mà bố thí. Còn Bồ-tát bố thí thì biết bố thí là bất sanh bất diệt, vô lậu vô vi, như tướng Niết-bàn, vì hết thảy chúng sanh mà bố thí, ấy gọi là Ðàn Ba-la-mật.

Lại nữa, có người nói: "Hết thảy vật, hết thảy vật trong ngoài thân đều đem bố thí, mà không cầu quả báo. Bố thí như vậy, gọi là Ðàn Ba-la-mật.

Lại nữa, không thể cùng tận, nên gọi là Ðàn Ba-la-mật, vì cớ sao? Vì biết vật bố thí là rốt ráo không, như tướng Niết-bàn. Dùng tâm ấy mà bố thí cho chúng sanh, thế nên quả báo không thể cùng tận; gọi là Ðàn Ba-la-mật. Như ngũ thông tiên nhân, đem bảo vật tốt chứa để trong đá, muốn giữ gìn bảo vật ấy, mài kim cương mà bôi lên trên, để không bị phá. Bồ-tát bố thí cũng như vậy. Mài trí tuệ về Niết-bàn thật tứơng mà bôi lên bố thí, làm cho không thể cùng tận.

Lại nữa, Bồ-tát vì hết thảy chúng sanh nên bố thí, số chúng sanh không thể cùng tận nên bố thí cũng không thể cùng tận.

Lại nữa, Bồ-tát vì Phật pháp mà bố thí. Phật pháp vô lượng vô biên nên bố thí cũng vô lượng vô biên. Do vậy, A-la-hán và Bích-chi Phật, tuy đồng đến bờ kia; mà không gọi là Ba-la-mật.

Hỏi: Thế nào gọi là đầy đủ viên mãn?

Ðáp: Như trước đã nói, Bồ-tát bố thí tất cả vật, trong, ngoài, lớn nhỏ, nhiều ít, thô tế; ưa đắm, không ưa đắm; dùng không dùng. Ðủ các thứ như vậy, tất cả có thể xả thí, tâm không lẩn tiếc, bình đẳng cho tất cả chúng sanh. Không khởi lên quan niệm người lớn nên cho, người nhỏ không nên cho; người xuất gia nên cho, người không xuất gia không nên cho. Người nên cho, cầm thú không nên cho. Ðối với tất cả chúng sanh, tâm bình đẳng bố thí, bố thí không cầu quả báo, lại rõ thật tướng của bố thí, ấy gọi là đầy đủ viên mãn.

Cũng không kể thời, không ngày, không đêm, không đông, không hạ, không tốt, không xấu, tất cả thời thường bình đẳng bố thí, tâm không lẩn tiếc, cho đến đầu mắt tủy não, bố thí mà không lẩn, ấy gọi là đầy đủ viên mãn.

Lại nữa, có người nói: "Bồ-tát từ khi phát tâm cho đến khi đủ ba mươi bốn tâm ở tại cội Bồ-đề. Ở vào khoảng trung gian ấy, gọi là đầy đủ viên mãn.

Lại nữa, Thất trụ Bồ-tát được trí tuệ về thật tướng hết thảy các pháp, bấy giờ trang nghiêm Phật độ, giáo hoá chúng sanh, cúng dường chư Phật, được đại thần thông, có thể phân một thân làm vô số thân, mỗi mỗi thân đều mưa xuống bảy báu, hoa hương, phan lọng, hóa làm đèn lớn như núi Tu-di, cúng dường mười phương chư Phật và Bồ-tát Tăng. Lại dùng diệu âm tán tụng đức của Phật, lễ bái, cúng dường, cung kính nghinh tiếp.

Lại nữa, Bồ-tát ấy đối với trong hết thảy mười phương vô lượng cõi ngạ quỷ, mưa xuống các thứ ẩm thực, y phục, khiến cho đầy đủ. Ðược đầy đủ rồi, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Lại đi đến trong đường súc sanh, khiến nó tự cải thiện, không còn có ý hại nhau, trừ sự sợ hãi, theo chỗ nó cần thiết, đều làm cho đầy đủ. Ðược đầy đủ rồi, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Ðối với trong địa ngục vô lượng khổ, có thể làm cho lửa địa ngục tiêu diệt, nước sôi hóa lạnh, tội dứt, tâm lành, trừ hết đói khát. Ðược sanh vào cõi trời cõi người, nhờ nhân duyên ấy, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Nếu là người ở mười phương, ai nghèo cùng thì cấp cho tài vật, ai giàu sang thì cho hương vị lạ, màu sắc lạ, làm cho hoan hỷ. Nhờ nhân duyên ấy, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Nếu đến trong cõi trời Dục giới, thì khuyên họ trừ bỏ dục lạc cõi trời, thí cho pháp lạc diệu bảo, khiến được hoan hỷ. Nhờ nhân duyên ấy, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Nếu đi đến trong cõi trời Sắc, thì trừ sự vui đắm của họ, lấy thiền pháp của Bồ-tát làm cho vui thích. Nhờ nhân duyên ấy, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Như vậy cho đến Thập trú Bồ-đề, ấy gọi là Ðàn Ba-la-mật đầy đủ viên mãn.

Lại nữa, Bồ-tát có hai loại thân: Một là kết nghiệp sanh thân, hai là pháp thân. Với hai loại thân ấy, Ðàn Ba-la-mật được viên mãn; , ấy gọi là đầy đủ Ðàn Ba-la-mật.

Hỏi: Sao gọi là kết nghiệp sanh thân Ðàn Ba-la-mật viên mãn?

Ðáp: Khi chưa được pháp thân, kiết sử chưa hết, có thể lấy hết thảy bảo vật, đầu, mắt, tủy, não, quốc thành, vợ con, tài vật, trong ngoài đã có được, đều đem bố thí, tâm không động chuyển. Như Thái tử Tu-đề-lê-noa (Sudana - Tàu dịch là Thiện Thí, Hảo Ái), đem hai đứa con bố thí cho người Bà-la-môn, tiếp lại bố thí vợ, mà tâm không lay chuyển.

Lại như vua Tát-bà-đạt (Tàu dịch làNhất-thiết-thí) bị nước địch tiêu diệt, trốn thân chốn rừng sâu. Thấy có người Bà-la-môn từ xa đi đến, muốn theo mình để xin, tự cho là mình bị quốc phá gia vong, một thân trốn tránh, nhưng thương kia tân khổ, phải từ xa đi đến mà không xin được gì, mới nói với Bà-la-môn rằng: "Tôi là vua Tát-bà-đạt, vua mới đang mộ người tìm tôi bắt rất gắt". Liền tự trói thân thí cho người Bà-la-môn mang đến vua mới, để nhận được tài vật lớn.

Cũng như Nguyệt Quang Thái tử (Candra-prabha) ra ngoài đi dạo, một người hủi trông thấy đến đón xe thưa rằng: "Thân tôi trọng bệnh, tân khổ áo não, Thái tử dạo chơi, vui riêng một mình chăng? Ðại từ thương tưởng, xin cứu chữa cho?" Thái tử nghe nói, đem hỏi các thầy thuốc. Thầy thuốc nói: "Phải cần đến huyết và tủy của người nào từ khi sanh đến trưởng thành mà không có sân giận, dùng bôi và uống, như vậy có thể lành". Thái tử nghĩ rằng: "Dẫu có người ấy, cũng tham sanh tiếc sống, làm sao được ư? Trừ thân ta ra không chỗ nào tìm được". Liền gọi kẻ Chiên-đà-la bảo trừ thân thịt, chẻ xương lấy tủy đem bôi cho người bệnh, còn huyết thì lấy cho uống.

Như vậy đủ các thứ bố thí thân, vợ con mà không lẩn tiếc, như vứt bỏ cỏ cây. Quán sát vật bố thí biết từ nhân duyên mà có, suy tìm sự thật của nó, hoàn toàn vô sở đắc, hết thảy thanh tịnh như tướng Niết-bàn, ấy là từ nơi thân do kiết nghiệp sanh, thực hành Ðàn Ba-la-mật viên mãn.

Thế nào là pháp thân Bồ-tát thực hành Ðàn Ba-la-mật viên mãn? Nhục thân cuối cùng của Bồ-tát chứng được Vô sanh Pháp nhẫn, xả nhục thân được ở pháp thân, ở trong sáu đạo mười phương biến thân ứng theo sự thích hợp để hóa độ chúng sanh, thí cấp cho hết thảy trân bảo, y phục, ẩm thực. Lại đem đầu mắt, tủy não, quốc độ, vợ con, những vật trong ngoài có được đều đem bố thí. Ví như Thích-ca Văn Phật, từng làm voi trắng sáu ngà, kẻ thợ săn rình cơ hội, lấy tên bắn, cả bầy voi xông đến muốn đạp nát kẻ thợ săn, voi trắng lấy thân cản lại, ủng hộ người kia, thương nó như thương con, và khuyến dụ bầy voi, từ từ hỏi người thợ săn rằng: "Cớ gì bắn tôi?" Thợ săn đáp: "Ta cần ngà của ngươi". Tức thời voi dụi sáu ngà vào trong lỗ đá, máu thịt tuôn ra, dùng vòi quấn ngà đưa cho thợ săn. Tuy rằng thân voi, mà dụng tâm như vậy nên biết voi ấy không phải chịu quả báo súc sanh. Trong pháp A-la-hán, hoàn toàn không có tâm đó. Nên biết đó là pháp thân Bồ-tát.

Có khi người Diêm-phù-đề không biết lễ kính bậc kỳ túc có đức, lấy lời lẽ giáo hoá, mà chưa thể độ họ được. Khi ấy Bồ-tát tự biến thân mình làm chim Ca-lăng-tần-già. Chim ấy có hai bạn thân, một là voi lớn, hai là khỉ, cùng ở chung dưới cây Tất-bát-la. Tự hỏi nhau rằng: "Chúng ta không biết ai đáng là lớn?" Voi nói: "Tôi xưa thấy cây này ở dưới bụng ta mà nay lớn như vậy. Lấy đó để suy, tôi đáng là lớn". Khỉ nói: "Tôi từng ngồi xổm trên đất, đưa tay kéo đọt cây. Lấy đó để suy, tôi đáng là lớn". Chim nói: "Tôi ở trong rừng Tất-bát-la, ăn trái cây này, hạt theo phân đi ra mọc lên cây này. Lấy đó để suy, tôi đáng là người lớn hơn cả". Voi lại nói rằng: "Theo lễ nên cúng dường tiên sanh là bậc kỳ túc". Tức thì voi đưa lưng cõng khỉ, còn chim thì đậu trên khỉ, mà đi dạo khắp. Các loài cầm thú hỏi: "Cớ sao như thế?" Ðáp: "Ðể cung kính cúng dường bậc lão trưởng". Các cầm thú chịu cảm hóa, đều thực hành lễ kínnh, không xâm hại ruộng dân, không giết hại sinh mạng loài vật, mọi người nghi ngờ lấy làm lạ nói: "Tất cả cầm thú không còn làm hại nhau".

Người thợ săn vào rừng, thấy voi cõng khỉ, khỉ đội chim, đi kính lễ và cảm hóa loài vật, loài vật đều biết tu thiện, liền truyền rao đến cho người trong nước biết ai nấy đều mừng nói: "Thời sắp thái bình, chim thú mà nhân từ!"

Người cũng phải bắt chước, đều đi lễ kính. Từ xưa đến nay, đức hóa ấy lưu truyền muôn đời. Nên biết, ấy là pháp thân Bồ-tát.

Lại nữa, pháp thân Bồ-tát, trong khoảng nhất thời, hoá làm vô ương vô số thân, cúng dường mười phương chư Phật. Một lúc có thể hóa ra vô lượng tài vật, cấp đủ cho chúng sanh, có thể tùy theo hết thảy âm thanh bậc thượng, bậc trung, bậc hạ, trong khoảng nhất thời khắp vì thuyết pháp, cho đến khi ở tại cội Bồ-đề. Các thứ như vậy v.v... gọi là pháp thân Bồ-tát, thực hành Ðàn Ba-la-mật viên mãn.

Lại nữa, bố thí có ba thứ: Một là vật thí, hai là cúng dường cung kính thí, ba là Pháp thí.

Thế nào là vật thí? Trân bảo, y phục, ẩm thực, đầu, mắt, tủy, não, tất cả vật nội ngoại có được như vậy, đều đem bố thí; ấy gọi là vật thí.

Cung kính thí là tín tâm thanh tịnh, cung kính lễ bái, tiễn đón rước đưa, tán thán đi nhiễu quanh cúng dường. Các thứ như vậy v.v... gọi là cung kính thí.

Pháp thí là, vì đạo đức, nói năng luận nghị, tụng đọc thuyết giảng, hỏi đáp để trừ nghi, trao truyền ngũ giới cho người. Các thứ như vậy v.v... vì Phật đạo nên bố thí; gọi là Pháp thí. Ba thứ bố thí ấy viên mãn, gọi là Ðàn Ba-la-mật viên mãn.

Lại nữa, do nhân duyên ba sự phát sanh bố thí: Một là tín tâm thanh tịnh, hai là tài vật, ba là phước điền. Tâm có ba: Hoặc thương xót, hoặc cung kính, hoặc cả thương xót và cung kính. Bố thí cho người nghèo cùng hạ tiện và các súc sanh; ấy là thương xót mà bố thí. Bố thí cho Phật và các pháp thân Bồ-tát; ấy là cung kính bố thí. Bố thí cho người già, bệnh, nghèo thiếu, A-la-hán, Bích-chi Phật; ấy là vừa cung kính vừa thương xót bố thí. Vật thí thanh tịnh là vật chẳng phải do trộm cướp mà có, đúng thời mà thí, không cầu danh dự, không cầu lợi dưỡng; hoặc là do tâm mà được phước đức lớn, hoặc là do phước điền mà được công đức lớn; hoặc là do vật tốt mà được công đức lớn.

Thứ nhất là do tâm, như bốn đẳng tâm (từ, bi, hỷ, xả), Niệm Phật tam muội, đem thân thí cho Cọp; như vậy là do tâm mà được công đức lớn. Do phước điền có hai thứ: Một là lân mẫn phước điền; hai là cung kính phước điền. Lân mẫn phước điền là hay sanh tâm lân mẫn; cung kính phước điền là hay sanh tâm cung kính. Như vua A-dục (tàu dịch là Vô Ưu) lấy đất dâng cho Phật.

Lại nữa, về vật thí, như một người nữ, bị rượu say ngập tâm, đem chuỗi Anh lạc bảy báu bố thí tháp Phật Ca-diếp, nhờ phước đức ấy được sanh lên cõi trời Ba-mươi-ba. Các thứ như vậy, gọi là vật thí.

Hỏi: Ðàn gọi là xả bỏ tài vật; sao lại nói đầy đủ không pháp gì xả bỏ?

Ðáp: Ðàn có hai, là xuất thế gian và không xuất thế gian. Nay nói về xuất thế gian. Ðàn là vô thượng, vô tướng nên không có xả bỏ. Thế nên nói đầy đủ không pháp gì xả bỏ.

Lại nữa, tài vật là không thể có được, nên gọi là không có gì xả bỏ. Vật ấy ở vị lai, quá khứ đều không có; còn trong hiện tại thì phân biệt không có pháp gì nhất định. Do đó nên nói không có pháp gì xả bỏ.

Lại nữa, hành giả khi xả bỏ tài vật mà có tâm nghĩ rằng việc bố thí này đem lại công đức lớn, nên ỷ thị mà sanh tâm kiêu mạn ái kiết v.v... Do vậy nên nói là không có gì xả bỏ. Vì không có gì xả bỏ nên không kiêu mạn. Không kiêu mạn nên ái kiết không sanh.

Lại nữa, người thí có hai hạng là người thế gian và người xuất thế gian. Người thế gian có thể xả tài mà không xả thí, còn người xuất thế gian có thể xả tài, có thể xả thí, vì cớ sao? Vì tài vật và tâm bố thí đều không thể có được. Do vậy nên nói đầy đủ không có gì xả bỏ.

Lại nữa, trong Ðàn Ba-la-mật, nói tài vật, người thí và người nhận, ba việc ấy đều không thể có được.

Hỏi: Ba việc hòa hợp, nên gọi là Ðàn. Nay nói cả ba việc không thể có được thì làm sao gọi là Ðàn Ba-la-mật đầy đủ viên mãn? Nay chính có đủ tài vật, người thí và người nhận, sao nói là ba việc không thể có được? Như tấm lụa được bố thí là thật có, vì sao? Vì đã có tên lụa thời có pháp lụa, nếu không có pháp lụa thì cũng không có tên lụa, nhưng đã có tên lụa tất phải có lụa thật?

Lại nữa, lụa có dài có ngắn, thô, tế, trắng, đen, vàng, đỏ, có nhân; có duyên; có làm ra; có phá đi; có quả báo; tùy pháp mà sanh tâm. Mười thước là dài, năm thước là ngắn. Sợi to là thô, sợi nhỏ là tế; tùy theo nhuộm mà có màu, có sợi là nhân, đồ dệt là duyên; nhân ấy duyên ấy hợp lại là tấm lụa. Người tạo thành là làm, người hoại bỏ là phá. Nó ngăn được lạnh nóng, che thân thể; ấy là quả báo. Người có được rất mừng, bị mất đi rất buồn. Dùng nó bố thí, thì được phước và giúp đạo. Nếu kẻ nào ăn trộm hoặc cướp lấy, thì bị giết giữa đô thị, chết vào địa ngục. Các thứ nhân duyên như vậy, nên biết có lụa, gọi là pháp lụa. Tại sao nói vật bố thí là không thể có được?

Ðáp: Ông nói vì có tên gọi cho nên có, việc ấy không đúng, vì sao mà biết? Tên gọi có hai, có cái thật và cái không thật. Có tên mà không thật, như có một loại cỏ tên Thù-lợi (Tàu dịch là giặc). Cỏ Thù-lợi chẳng ăn trộm, chẳng ăn cướp. Thật chẳng phải là giặc mà gọi là giặc. Lại như sừng Thỏ, lông Rùa, cũng chỉ có tên mà không có thật. Lụa tuy không như sừng Thỏ lông Rùa, hoàn toàn không có, nhưng do nhân duyên hội hợp cho nên có, nhân duyên tan rã cho nên không, như đám rừng, như toán quân, các thứ ấy đều là có mà không thật. Vì như người tuy có tên gọi là người mà không thể tìm ra pháp người. Luạ tuy có tên gọi cũng không thể tìm ra lụa thật. Lụa là nhân duyên có thể sanh ra tâm niệm nơi người, được nó thì mừng, mất nó thì buồn, ấy là nhân duyên của tâm niệm.

Tâm sanh do hai nhân duyên: Có khi từ thật mà sanh, có khi từ không thật mà sanh. Như cảnh thấy trong mộng, như trăng trong nước, như ban đêm thấy cây rung cho là người. Như vậy là từ trong không thật mà khiến cho tâm sanh. Nhân duyên ấy bất định, không thể nói vì có tâm sanh cho nên có thật vậy. Nếu do tâm sanh nên có, lại không thể tìm cái thật có, như mắt thấy trăng trong nước, tâm sanh ra bảo đó là trăng, nếu từ tâm mà có trăng ấy, thời không còn là trăng thật.

Lại nữa, ba thứ có: 1- Tương đãi có, 2- Giả danh có, 3- Pháp có.

Tương đãi là đối đãi, như dài ngắn, kia đây v.v... Thật ra không có dài ngắn, cũng không có kia đây, do đối đãi nhau mà có tên gọi. Dài nhân ngắn mà có, ngắn cũng do dài mà có. Kia cũng nhân đây, đây cũng nhân kia. Nếu đứng phiá đông của một vật, thì cho nó là phía Tây; ở phía Tây thời cho nó là phía Ðông. Một vật chưa hề đổi khác mà có Ðông Tây khác nhau. Ðây tức là có danh mà không có thật. Như vậy v.v... gọi là tương đãi cớ; trong đó không có thật pháp, không như sắc, thanh, hương, vị, xúc v.v...

Giả danh có là, như sữa chua có sắc, hương, vị, xúc; bốn sự nhân duyên hợp lại nên giả danh là sữa chua. Tuy có, không đồng với pháp nhân duyên có. Tuy không, cũng không như sừng Thỏ, lông Rùa không, chỉ do nhân duyên hợp lại nên gọi giả danh là sữa chua. Lụa cũng như vậy.

Lại nữa, do có cực vi sắc, hương, vị, xúc nên có phần tử lông; do phần tử lông nên có lông; do có lông nên có lông nhỏ; do có lông nhỏ nên có sợi; do có sợi nên có lụa; do có lụa nên có áo. Nếu không có nhân duyên của cực vi sắc, hương, vị, xúc thì cũng không có phần tử lông; không có phần tử lông thì cũng không có lông; không có lông thì cũng không có lông nhỏ; không có lông nhỏ thì cũng không có sợi; không có sợi thì cũng không có lụa; không có lụa thì cũng không có áo.

Hỏi: Cũng không hẳn mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp nên có, như mảy bụi quá nhỏ nên không chia chẻ được, không chia chẻ nên không hòa hợp. Lụa thô nên có thể phá, còn mảy bụi không chia chẻ được thì làm sao có thể phá?

Ðáp: Quá nhỏ cũng không có thật, chỉ gượng mà gọi, vì cớ sao? Thô và tế đối đãi nhau, nhân thô nên có tế; tế ấy lại còn phải có tế nữa...

Lại nữa, nếu cực vi sắc, thời có mười phần theo mười phương hướng. Nếu có mười phần theo mười phương hướng, thời không gọi là cực vi; nếu không có mười phần theo mười phương hướng thời không gọi là sắc.

Lại nữa, nếu có cực vi thời phải chiếm một vị trí giới hạn giữa hư không, nếu có giới hạn thời không gọi là cực vi.

Lại nữa, nếu có cực vi, trong ấy có thành phần sắc, hương, vị, xúc. Có thành phần sắc, hương, vị, xúc; ấy thời không gọi là cực vi. Lấy đó suy tìm, vi trần là không thể có được. Như trong kinh nói: "Sắc hoặc thô, hoặc tế, hoặc trong hoặc ngoài, chung lại quán sát đều là vô thường vô ngã. Không nói có vi trần, ấy là quán không theo cách chia chẻ phá hoại.

Lại có cách quán không, là quán lụa tùy theo tâm. Như người tọa thiền, quán lụa hoặc làm thành đất, hoặc thành nước, hoặc thành lửa, hoặc thành gió, hoặc xanh, hoặcvàng, hoặc trắng, hoặc đỏ, hoặc hoàn toàn không, như quán mười thiết nhập. Như khi Phật ở núi Kỳ-xà-quật, cùng với chúng Tỳ-kheo Tăng, đi vào thành Vương-xá. Giữa đường trông thấy một gốc cây lớn, Phật trải tọa cụ trên gốc cây mà ngồi, bảo các Tỳ-kheo: Nếu Tỳ-kheo nhập thiền, tâm được tự tại, thì có thể khiến gốc cây lớn thành đất.

Liền thành đất thật, vì cớ sao? Vì trong cây ấy có phần tử đất.

Lại nữa, như một sắc đẹp, người dâm dục lấy đó cho là sạch đẹp, tâm sanh nhiễm đắm. Người tu phép Quán bất tịnh thấy toàn là xấu xa trần trụi, không một chút sạch. Người vợ cùng hàng trông thấy thì ghen giận thêm dữ, mắt không muốn nhìn, cho là nhơ nhớp. Người dâm dục xem cho là vui, người ghen ghét xem cho là khổ, người tu tịnh hạnh xem thì đắc đạo, còn người không can dự, thấy mà không chuyên chú, như thấy đất thấy cây. Nếu sắc đẹp ấy thực sạch thì cả bốn hạng người xem đều phải thấy sạch; nếu nó thật không sạch thì cả bốn hạng người xem đều phải thấy là không sạch. Do vậy nên biết, đẹp xấu tại tâm, còn bên ngoài không nhất định. Quán không cũng vậy.

Lại nữa, chính trong lụa ấy có mười tám tướng không, quán xem đó bèn không, "không" cho nên không thể có được. Do các thứ nhân duyên như vậy nên tài vật là không, quyết định không thể có được.

Thế nào là người bố thí không thể có được? Như lụa do nhân duyên hòa hợp nên có, cứ từng phần suy xét, lụa không thể có được. Người bố thí cũng như vậy. Bốn đại bao quanh trống không; gọi là thân. Ở thân ấy có thức động tác các việc đi, lại, ngồi, dậy, giả danh là người. Từng phần suy tìm tướng người cũng không thể có được.

Lại nữa, trong tất cả năm ấm, mười tám giới, mười hai nhập tìm tướng ta không thể có được. Vì ta không thể có được nên người bố thí cũng không thể có được, vì sao? Ta có các thứ tên chữ như người, trời, trai, gái, người thí, người nhận, người thọ khổ, người thọ vui, súc sanh v.v... đều chỉ có tên gọi, mà thật pháp thì không thể có được.

Hỏi: Nếu người thí là không thể có được, thế tại sao có Bồ-tát thực hành Ba-la-mật?

Ðáp: Do nhân duyên hòa hợp nên có danh tự như nhà, như xe, mà thật pháp là không thể có được.

Hỏi: Vì sao "ngã" là không thể có được?

Ðáp: Như trong chương "Như vậy tôi nghe một thời" đã nói nay lại nói thêm. Phật nói sáu thức: Nhãn thức và pháp tương ứng với nhãn thức, cùng duyên sắc, mà chẳng duyên các tên gọi như nhà, thành quách. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức, cũng như vậy. Ý thức và pháp tương ứng với ý thức, biết mắt, biết sắc, biết nhãn thức cho đến biết ý, biết pháp, biết ý thức. Các pháp của thức ấy duyên đều là không, vô ngã vì nó sanh diệt và không tự tại. Trong pháp vô vi cũng không chấp ngã, vì không thọ khổ lạc. Trong đây nếu gượng nói có ngã pháp thời phải nên có thức thứ bảy biết ngã, nhưng nay không như vậy, do đó nên biết vô ngã.

Hỏi: Vì sao nói vô ngã? Tất cả mọi người đều chính tự trong thân mình mà sanh chấp ngã, chứ không ở trong thân khác mà sanh chấp ngã. Lại nữa, nếu bên trong vô ngã, còn thức biết sắc cứ niệm niệm sanh diệt, thời làm sao phân biệt biết ấy là sắc xanh, đỏ, vàng, trắng? Lại nữa, nếu vô ngã mà thức của người trong hiện tại, thì lại sanh diệt mới mãi; khi thân mạng chấm dứt nó cũng hết luôn, thế thời các việc làm tội phước, ai đem theo, ai lãnh thọ? Ai thọ khổ vui? Ai được giải thoát? Do các thứ nhân duyên như vậy, nên biết có ngã?

Ðáp: Các việc này đều có nạn vấn! Nếu ở nơi thân khác mà sanh chấp ngã, thời lại sẽ nói vì sao không chính tự thân mình mà sanh chấp ngã?

Lại nữa, do năm uẩn làm nhân duyên mà sanh ra cho nên không, vô ngã. Từ vô minh làm nhân duyên sanh hai mươi thân kiến. Thân kiến ấy từ nơi năm uẩn tương tục sanh. Vì từ năm uẩn tương tục sanh, nên liền chấp năm uẩn ấy làm ngã chứ không chấp ở thân người khác, vì tập quen vậy.

Lại nữa, nếu có thần ngã (linh hồn) thời có thể có cái ngã kia, nhưng thần ngã của ông có hay không chưa rõ, mà hỏi đến cái ngã kia, thì cũng giống như người hỏi sừng thỏ, mà đáp nó tựa như sừng ngựa. Sừng ngựa nếu thật có, thời có thể đem nó làm chứng cho sừng thỏ, nhưng sừng ngựa còn chưa rõ có hay không có mà muốn đem nó làm chứng cho sừng thỏ sao được?

Lại nữa, tự thân mình mà sanh chấp ngã, nên tự cho là có thần ngã. Nhưng các ông nói thần ngã là biến khắp, vậy cũng nên chấp thân người khác làm ngã. Do vậy không nên nói: "Chỉ tự nơi thân mình sanh chấp ngã, nơi thân khác thì không sanh, nên biết có thần ngã".

Lại nữa, có người ở nơi trong vật khác sanh tâm chấp ngã, như người ngoại đạo tọa thiền, khi dùng đất mà tu phép quán thiết nhập, thì thấy đất là ngã, ngã là đất. Quán nước, lửa, gió, không cũng như vậy. Ðó là vì điên đảo, nên ở thân khác cũng chấp ngã.

Lại nữa, có khi ở thân khác mà sanh chấp ngã. Như có một ngươì lãnh sứ mệnh đi xa, một mình vào ngủ trong ngôi nhà trống, nửa đêm thấy một con quỷ mang xác một người chết đến quăng trước mặt. Lại có một con quỷ khác rượt đến, giận mắng con quỷ trước rằng: "Người chết này là vật của ta, sao mày mang đến?" Quỷ trước cãi lại: "Vật của ta, ta tự mang đến". Hai con quỷ, mỗi con cầm một cánh tay dành giật. Con quỷ trước nói: "Trong nhà này có người, có thể hỏi xem?". Quỷ sau liền hỏi: "Xác người chết này ai mang đến?" Người kia suy nghĩ: "Hai con quỷ này sức mạnh, nếu đáp thật cũng phải chết, nếu đáp dối cũng phải chết. Cả hai cách đều không khỏi chết, sao ta lại nói dối?" Liền đáp: "Quỷ trước mang đến". Con quỷ sau liền nổi giận, cầm cánh tay người kia bứt ra quăng xuống đất. Con quỷ trước liền lấy một cánh tay người chết chắp thế vào liền dính. Như vậy, hai tay, hai chân, đầu, sườn, thân thể đều thay đổi. Khi ấy hai con quỷ chung nhau ăn thân người bị thay đổi, xong chùi miệng bỏ đi. Người kia suy nghĩ: "Thân do cha mẹ sanh của ta, tận mắt thấy hai con quỷ đã ăn hết, thân này của ta hiện nay đều là thịt của người chết kia. Vậy ta chắc chắn có thân ư, hay là không có thân ư? Nếu cho là có, thì toàn là thân của người khác; nếu bảo là không, thì hiện nay ta có thân". Suy nghĩ như vậy, tâm rất mê muội, giống như người cuồng, sáng sớm phăng đường mà đi, đến một quốc độ thấy có chúng Tăng tại nơi tháp Phật, không hỏi chuyện gì khác, chỉ hỏi thân mình là có hay không? Các Tỳ-kheo hỏi lại: "Ông làngười nào?" Ðáp: "Tôi cũng không tự biết là người hay không phải là người". Liền kể rõ lại việc trên cho chúng Tăng nghe. Các Tỳ-kheo nói: "Người này tự biết vô ngã, dễ có thể đắc độ". Bèn nói với người kia rằng: "Thân người từ xưa đến nay, thường tự vô ngã, chứ không phải vừa mới ngày nay. Chỉ do bốn đại hòa hợp nên chấp cho là ngã thân, như thân củ của ông là ngã thân, cùng với nay không khác."

Các Tỳ-kheo độ cho tu đạo, dứt hết các phiền não, liền chứng được A-la-hán. Ấy là khi chấp thân người khác làm ngã, chứ không thể nói do có kia có đây nên bảo là có thần ngã.

Lại nữa, thật tánh của thần ngã ấy quyết chắc là không thể có được. Hoặc nó có tướng thường, tướng phi thường, tướng tự tại, tướng chẳng tự tại, tướng làm, tướng chẳng làm, tướng sắc, tướng chẳng sắc; các tướng như vậy đều không thể có được. Nếu có tướng thời có pháp, không tướng thời không pháp. Nay thần ngã là không tướng , thời biết là không có thần ngã. Nếu thần ngã là thường thời không nên có tội sát, vì cớ sao? Thân có thể sát vì chẳng phải thường; còn thần ngã không thể sát, vì là thường.

Hỏi: Thần ngã tuy thường cho nên không thể sát, nhưng sát thân thời mắc tội sát?

Ðáp: Nếu sát thân người mắc tội sát, nhưng trong Luật tạng nói: "Tự sát thân không mắc tội sát". Tội hay phước là do làm não hại hay làm lợi ích người khác mà có, chẳng phải do tự cúng dường thân hay tự sát thân mà có tội phước. Do vậy nên trong Luật tạng nói: "Tự sát thân không có tội sát, mà chỉ có cái lỗi là ngu si, tham nhục, sân nhuế".

Nếu thần ngã là thường, thời không nên có chết, không nên có sanh, vì cớ sao? Vì trong giáo pháp của các ông, thần ngã là thường, biến khắp cả trong năm đường, làm sao có chết sanh? Chết là mất chỗ này, sanh ra ở chỗ kia. Do vậy không được nói "thần ngã là thường". Nếu thần ngã là thường, thời cũng không nên có thọ khổ thọ vui, vì cớ sao? Vì khổ đến thời buồn, lạc đến thời mừng. Nếu bị lo buồn vui mừng làm biến đổi, thời chẳng phải thường. Nếu thần ngã thường thời lẽ đánh như hư không, mưa không thể làm ướt, nắng không thể làm khô; cũng không có đời này, đời sau, chẳng nên có việc đời sau sanh, đời này chết. Nếu thần ngã thường, thời thường có ngã kiến, không thể chứng được Niết-bàn. Nếu thần ngã thường thời không sanh không diệt, không thể có quên có mất. Vì không có thần ngã, mà thức là vô thường, nên có quên có mất. Thế cho nên biết thần ngã chẳng phải thường. Do các thứ nhân duyên như vậy, nên biết thần ngã chẳng phải có tướng thường.

Nếu thần ngã có tướng vô thường, thì cũng không tội, không phước. Nếu thân vô thường, thần ngã cũng vô thường, hai sự đều diệt mất, thời rơi vào chấp đoạn. Rơi vào chấp đoạn, thời không có cái gì đi đến đời sau để thọ tội phước. Nếu đoạn diệt, thời chứng đắc Niết-bàn không cần phải đoạn kiết sử, cũng không cần nhân duyên tội phước của đời sau. Do các thứ nhân duyên như vậy, nên biết thần ngã chẳng phải có vô thường.

Nếu thần ngã có tướng tự tại, tướng tự làm, thời phải tùy theo muốn gì được nấy, nhưng nay điều ước muốn lại không được, điều không ước muốn lại được. Nếu thần ngã tự tại, cũng không nên có sự làm ác hành, phải đọa vào trong ác đạo súc sanh.

Lại nữa, hết thảy chúng sanh đều không ưa khổ. Ai đang ưa vui mà lại bị khổ? Do vậy nên biết thần ngã không tự tại, không tự làm. Lại như người vì sợ tội mà tự gắng làm lành. Nếu tự tại thì vì sao còn sợ tội mà gắng tu phước? Lại các chúng sanh không được như ý, thường bị phiền não ái phược lôi kéo. Do các thứ nhân duyên như vậy, nên biết thần ngã không tự tại, không tự làm. Nếu thần ngã không tự tại, không tự làm, thế là không có tướng thần ngã. Cái ngã các ông nói đó, chính là thức, chứ không phải gì khác.

Lại nữa, nếu thần ngã không làm, tại sao khi Diêm vương hỏi người tội: "Ai khiến ngươi làm tội ấy?" Tội nhân đáp: "Ðó là ngã tự làm". Do vậy nên biết chẳng phải không tự làm. Nếu nói thần ngã có sắc tướng, việc ấy không đúng, vì sao? Vì hết thảy sắc đều vô thường.

Hỏi: Tại sao người ta nói sắc là ngã tướng?

Ðáp: Có người nói "Thần ngã ở trong tâm, nhỏ như hạt cải, thanh tịnh nên gọi là thân tịnh sắc".

Lại có người nói nó như hạt lúa, có người nói nó như hạt đậu, có người nói nửa tấc, có người nói một tấc. Lúc mới thọ thân, nó thọ trước hết, giống như hình tượng xương có trước hết, đến khi thành thân, thì như hình tượng đã được trang nghiêm.

Có người nói thần ngã lớn nhỏ tùy theo thân người, khi chết nó đi ra trước. Những việc như vậy, đều không đúng, vì cớ sao? Vì hết thảy đều do bốn đại tạo nên, là nhân duyên sanh nên vô thường; thần ngã cũng vô thường. Nếu vô thường thì như trên đã nói.

Hỏi: Thân có hai thứ: Thân thô và thân tế. Thân thô là vô thường, còn thân tế là thần ngã, đời đời thường đi vào trong năm đường?

Ðáp: Thân vi tế ấy là không thể có được. Nếu có thân vi tế, thời phải có nơi chỗ có thể biết được; như từ mỗi chỗ trong năm tạng (tâm , can, tỳ, phế, thận) bốn chi thể để tìm đều không thể thấy được.

Hỏi: Tế thân ấy rất vi tế. Khi mới chết nó đã đi; khi còn sống thì tìm không thể có được, thời ông làm sao mà có thể thấy? Lại thân vi tế ấy, chẳng phải năm thức có thể thấy, có thể biết, chỉ có bậc Thánh nhân có thần thông, mới có thể thấy được?

Ðáp: Nếu như vậy, cùng với "không vật" chẳng khác nhau. Như khi người chết, bỏ thân sanh ấm, vào trong thân trung ấm, bấy giờ, thân của đời này diệt, mà thọ thân trung ấm. Nó không có trước sau, khi vừa diệt liền sanh; giống như cái ấn bằng sáp ấn xuống bùn, trong khi bùn nhận được ấm, cái ấn tức thời hoại mất. Bên thành và bên hoại cùng một lúc, không có trước sau. Ngay khi ấy thọ thân trung ấm trung hữu, xã thân trung ấm trung hữu này, thọ thân sanh ấm sanh hữu. Ông nói thân vi tế, chính là thân trung ấm này. Thân trung ấm không ra không vào, giống như ngọn đèn cháy đỏ, sanh và diệt tiếp nối, chẳng thường chẳng đoạn. Phật dạy: "Hết thảy sắc uẩn hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc trong hoặc ngoài, hoặc thô hoặc tế, thảy đều vô thường". Thần ngã với sắc vi tế của ông cũng phải vô thường đoạn diệt. Do các nhân duyên như vậy, nên biết thần ngã chẳng phải sắc tướng.

Thần ngã chẳng phải không sắc tướng. Không sắc là bốn uẩn (thọ, tưởng, hành, thức) và pháp vô vi. Bốn uẩn vì là vô thường, vì là không tự tại, vì thuộc nhân duyên, nân chẳng phải là thần ngã. Trong ba pháp vô vi, thì không chấp có thần ngã được, vì không thọ nhận gì. Do các nhân duyên như vậy, nên biết thần ngã chẳng phải sắc tướng.

Như vậy giữa trời đất, hoặc trong hoặc ngoài, ba đời mười phương tìm thần ngã không thể có được. Chỉ có mười hai nhập hòa hợp sanh ra sáu thức, ba việc hòa hợp gọi là xúc. Từ xúc sanh ra các tâm số pháp thọ, tưởng, tư v.v... Trong pháp ấy do sức vô minh nên có thân kiến sanh; có thân kiến sanh nên cho là có thần ngã. Thân kiến ấy, khi thấy được Khổ đế, phát sanh khổ pháp trí và khổ tỷ trí (bốn loại trí) thì dứt. Khi thân kiến dứt thời không còn thấy có thần ngã. Trước đây các ông nói: Nếu bên trong không có thần ngã, còn thức biết sắc thì cứ niệm niệm sanh diệt, làm sao mà phân biệt biết sắc xanh, vàng, đỏ, trắng?" Theo các ông, nếu có thần ngã, cũng không thể một mình biết được sắc, mà phải nương nhãn thức mới có thể biết được. Nếu như vậy, thì thần ngã thành vô dụng. Nhãn thức biết sắc, sắc sanh diệt. Do tương tợ sanh, tương tợ diệt, vậy sau trong tâm có pháp sanh ra, gọi là niệm. Tướng của niệm ấy thuộc pháp hữu vi, tuy diệt về quá khứ mà có thể biết. Như trí tuệ lực của Thánh nhân, có thể biết việc đời vị lai. Niệm niệm cũng như vậy, có thể biết pháp quá khứ. Nếu nhãn thức trước diệt, sanh nhãn thức sau, nhãn thức sau càng có sức lanh lợi. Sắc tuy tạm có chẳng đứng yên song do niệm lực lanh lợi nên có thể biết. Do sự ấy, tuy niệm niệm sanh diệt vô thường, mà có thể phân biệt biết sắc.

Lại nữa, ông nói thức của người trong hiện tại cứ sanh diệt mới mãi, một khi thân mạng chấm dứt, nó cũng hết luôn. Như vậy các hạnh nghiệp tội phước, ai đem theo, ai lãnh thọ? Ai chịu khổ vui? Ai được giải thoát? Nay sẽ đáp cho các ông: Nay các ông chưa được đạo chân thật, bị các phiền não che tâm, tạo nghiệp làm nhân duyên cho thân tái sanh, khi chết năm uẩn tuần tự tương tục sanh ra, giống như một ngọn đèn lại đốt một ngọn đèn. Lại như hạt lúa sanh ra do có ba nhân duyên là đất, nước và hạt giống. Thân đời sau sanh ra cũng như vậy, có thân, có nghiệp hữu lậu và có kiết sử. Có ba nghiệp ấy nên thân sau sanh ra, trong đó thân và nghiệp là nhân duyên không thể dứt, không thể phá; chỉ các kiết sử là có thể dứt. Khi kiết sử dứt, tuy còn có thân dư tàn, vẫn có thể được giải thoát. Như có hạt lúa, có đất mà không có nước, nên không sanh được. Như vậy tuy có thân, có nghiệp mà không có nước ái kiết thấm nhuần thời không sanh được. Ấy gọi là tuy không có thần ngã, cũng gọi là được giải thoát. Do vô minh nên bị trói; do trí tuệ nên đuợc mở, thời thần ngã vô dụng.

Lại nữa, do danh và sắc hòa hợp, giả danh là người, người ấy bị các kiết sử trói buộc. Ðược móng tay trí tuệ vô lậu mở các kiết sử ấy, bấy giờ gọi là người được giải thoát. Cột dây, mở dây; dây tức là cột, cột không là một pháp riêng khác. Trong thế gian nói cột dây mở dây. Danh và sắc cũng vậy. Danh và sắc hai pháp hòa hợp, giả danh là người. Kiết sử ấy cùng với danh sắc không riêng khác, chỉ có gọi là danh sắc cột, danh sắc mở. Thọ tội thọ phước cũng là như vậy. Tuy không có một pháp gọi là người thật, chỉ có danh sắc thọ quả tội phước mà được gọi là người. Giống như xe chở đồ vật, cứ mỗi mỗi suy tìm. Rốt ráo không có xe thật, nhưng do chở đồ vật nên gọi là xe. Người thọ tội phước cũng là như vậy. Do danh sắc thọ tội phước, mà nhận được cái tên là người thọ. Thọ khổ vui cũng như vậy. Do các nhân duyên như vậy, thần ngã là không thể có được. Thần ngã chính là người bố thí người thọ nhận. Cũng như vậy. Các ông cho thần ngã là người, do vậy nên người thí là không thể có được. Do các nhân duyên như vậy, nên nói là tài vật, người thí, người thọ đều là không thể có được.

Hỏi: Nếu các đức Phật đối với các pháp nói là không bị phá, không bị diệt, không bị sanh, không bị làm; cớ sao ở đây nói ba việc tài vật, người thí và người thọ, phá hoại chia chẻ thì không thể có được?

Ðáp: Như người phàm tục thấy có người thí, thấy có người thọ, thấy có tài vật; đó là cái thấy hư vọng điên đảo, được sanh vào thế gian thọ vui, khi hết phước phải xoay trở lại. Cho nên Phật muốn hàng Bồ-tát thực hành thật đạo, được thật quả báo, tức là Phật đạo. Phật vì phá cái thấy hư vọng nên nói ba việc không thể có được, mà kỳ thật không có gì phá, vì cớ sao? Vì các pháp từ xưa đến nay, rốt ráo là không. Do vô lượng nhân duyên như vậy, mà không thể có được, nên gọi là Ðàn Ba-la-mật đầy đủ viên mãn.

Lại nữa, nếu Bồ-tát thực hành Ðàn Ba-la-mật, mà có thể sanh sáu Ba-la-mật. Khi ấy gọi là Ðàn Ba-la-mật đầy đủ viên mãn.

- Thế nào là bố thí sanh Ðàn Ba-la-mật ? Ðàn có bậc thượng, bậc trung, bậc hạ. Từ bậc hạ sanh bậc trung, từ bậc trung sanh bậc thượng. Nếu dùng thức uống ăn thô xấâu đem tâm nhu nhuyến mà bố thí ấy gọi là bậc hạ. Tập quen bố thí dần dần tăng lên có thể đem y phục bảo vật mà bố thí, ấy là từ bậc hạ sinh bậc trung. Tâm bố thí càng tăng, không thương tiếc gì, có thể đem đầu, huyết thịt, quốc thành, tài vật, vợ con mà bố thí hết; ấy là từ bậc trung sanh bậc thượng. Như đức Phật Thích-ca Mâu-ni khi mới phát tâm, làm đại Quốc vương, tên là Quang Minh, tìm cầu Phật đạo, ít nhiều bố thí luân chuyển đời sau thọ thân làm người thợ gốm, dùng đồ tắm rửa và nước đường phèn bố thí cho đức Phật Thích-ca Mâu-ni khác và Tỳ-kheo Tăng. Kiếp sau đó chuyển thân làm người con gái của đại trưởng giả, đem đèn cúng dường đức Phật Kiều-trần-nhã. Các thứ như vậy, gọi là Bồ-tát bố thí bậc hạ.

Như tiền thân đức Phật Thích-ca Mâu-ni thân làm con ông trưởng giả, đem y bố thí cho Phật Ðại-âm-thanh. Sau lại chuyển thân làm vị đại quốc vương, đem lọng bảy báu dúng dường Phật Sư-tử. Sau lại thọ thân làm vị đại trưởng giả, cúng dường cho Phật Diệu Nhân phòng xá thượng hảo và hoa đẹp bảy báu. Các thứ như vậy, gọi là Bồ-tát bố thí bậc trung.

Như tiền thân đức Phật Thích-ca Mâu-ni làm tiên nhân, thấy đức Phật Kiều-trần-nhã đoan chánh thù diệu, bèn từ trên núi cao tự gieo mình xuống trước Phật, thân kia vẫn an ổn, đứng ở một bên Phật. Lại như Bồ-tát Chúng-sanh hỷ-kiến, lấy thân làm đèn cúng dường đức Phật Nhật-nguyệt-quang-đức. Các thứ như vậy không tiếc thân mạng, cúng dường chư Phật, đó là Bồ-tát bố thí bậc thượng. Ấy gọi đó là Bồ-tát ba hạng bố thí.

Nếu có người bắt đầu phát Phật tâm, bố thí cho chúng sanh cũng như vậy. Trước tiên dùng thức uống ăn bố thí, tâm bố thí tăng dần, có thể đem thân thịt bố thí. Trước đem các thứ nước ngon bố thí, sau tâm bố thí tăng dần, có thể đem thân huyết để cho. Trước đem giấy mực, kinh sách bố thí, và đem y phục, ẩm thực, ngoạ cụ, y dược bốn thứ cúng dường để cúng dường pháp sư, sau chứng được pháp thân lại vì vô lượng chúng sanh thuyết đủ các pháp, để làm pháp thí. Các thứ như vậy, từ trong Ðàn Ba-la-mật phát sanh Ðàn Ba-la-mật.

- Thế nào là Bồ-tát bố thí sanh Thi-la Ba-la-mật? Bồ-tát suy nghĩ: "Chúng sanh không biết bố thí, đời sau chịu nghèo cùng; vì nghèo cùng mà sanh trộm cắp; vì trộm cắp mà gây giết hại. Vì nghèo cùng nên không đầy đủ sắc đẹp; vì sắc không đầy đủ mà hành tà dâm. Lại vì nghèo cùng mà bị làm người hạ tiện; hạ tiện sợ hãi mà sanh nói dối. Do nhân duyên nghèo cùng như vậy, làm mười điều bất thiện đạo; nếu tu hành bố thí, sanh ra có tài của; có tài của nên không làm điều phi pháp, vì cớ sao? Vì ngũ dục đầy đủ, không thiếu thốn chi. Như Ðề-bà-đạt kiếp trước từng làm một con rắn, ở chung với một con ếch, một con rùa trong một cái ao; kết làm bạn thân, sau đó nước ao khô hết, đói khổ cùng khốn, không tố cáo đâu được. Rắn khiến Rùa kêu ếch đến, ếch nói kệ bảo lại Rùa rằng:

"Nếu gặp nghèo cùng mất bản tâm,

Không vì nghĩa cũ, trước vì ăn,

Anh đem lời tôi nói lại rắn,

Ếch không bao giờ đến bên rắn ".

Nếu tu bố thí, đời sau có phước, không bị thiếu thốn, thời có thể trì giới, không làm các điều ác. Ấy là bố thí phát sanh Giới Ba-la-mật.

Lại nữa, khi bố thí, có thể làm cho các kiết sử phá giới bị mỏng, tăng thêm tâm trì giới, được kiên cố. Ấy là bố thí làm nhân duyên tăng ích cho giới.

Lại nữa, Bồ-tát bố thí, thường sanh tâm từ bi đối với người lãnh thọ, không đắm tài vật; vật của mình còn không tiếc, huống gì cướp trộm? Ðã từ bi với người thọ lãnh, thì đâu còn có ý giết hại? Hay ngăn sự phá giới như vậy; ấy là bố thí sanh giới. Nếu năng bố thí để phá cái tâm xan tham, vậy sau trì giới, nhẫn nhục v.v... để được thực hành. Như Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, vào kiếp rất xa trong quá khứ, từng làm Tỳ-kheo, đi vào thành khất thực, được "hoàn hoan hỷ" đủ trăm vị đầy bình bát. Trong thành có một em bé đi theo xin, không cho liền, đợi đến trước bức tranh Phật cầm hai hoàn hoan hỷ lên mà giao ước với nó rằng: "Nếu em ăn một hoàn còn một hoàn bố thí cho chúng Tăng, thì ta sẽ cho!". Nó liền chấp nhận, đem một hoàn hoan hỷ bố thí chúng Tăng, vậy sau xin thọ giới với Văn-thù-sư-lợi, phát nguyện làm Phật. Bố thí như vậy, có thể làm cho thọ giới phát tâm làm Phật, ấy là sanh Giới Ba-la-mật.

Lại nữa, quả báo bố thí được bốn sự cúng dường, gặp quốc độ tốt, thầy hay, không bị thiếu thốn, cho nên có thể trì giới. Lại, quả báo bố thí làm cho tâm kia điều nhu, do tâm điều nhu nên phát sanh sự trì giới; do phát sanh sự trì giới, nên từ pháp bất thiện mà có thể tự điều phục tâm. Do các nhân duyên bố thí như vậy, từ bố thí phát sanh giới Ba-la-mật.

- Thế nào là bố thí làm phát sanh Nhẫn nhục Ba-la-mật? Khi Bồ-tát bố thí, gặp người thọ lãnh ngỗ nghịch mắng nhiếc; hoặc đòi xin cho nhiều; hoặc đòi xin không phải lúc; hoặc không đáng đòi xin mà cứ đòi xin. Khi ấy Bồ-tát tự suy nghĩ rằng: "Ta nay bố thí để cầu Phật đạo, cũng không bảo có ai khiến tabố thí, chính ta tự làm, tại sao ta sân?" Suy nghĩ như vậy, để thực hành Nhẫn nhục, ấy là bố thí làm phát sanh Nhẫn nhục Ba-la-mật.

Lai nữa, khi Bồ-tát bố thí, gặp người thọ lãnh oán giận bức não, bèn tự suy nghĩ rằng: "Nay ta bố thí, tài vật trong ngoài, khó bỏ mà có thể bỏ; huống gì đối với âm thanh trống rỗng mà không thể nhẫn được sao? Nếu ta không nhẫn, thì những vật bố thí trở thành bất tịnh. Ví như Voi trắng vào ao tắm rửa, ra khỏi ao lại lấy đất bôi vào mình. Bố thí mà không nhẫn nhục cũng nhu vậy. Suy nghĩ như vậy, mà thực hành nhẫn nhục". Do các nhân duyên của bố thí như vậy, nên phát sanh Nhẫn nhục Ba-la-mật.

- Thế nào là bố thí làm phát sanh Tinh tấn Ba-la-mật? Khi Bồ-tát bố thí, thường thực hành Tinh tấn, vì cớ sao? Khi Bồ-tát mới phát tâm, công đức chưa lớn. Bấy giờ muốn thực hành hai sự bố thí, để làm mãn nguyện của hết thảy chúng sanh. Nhưng vì tài vật không đủ, phải siêng năng tìm tài và pháp để cung cấp cho đầy đủ. Như tiền thân của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, làm vị đại y vương, chữa hết thảy bệnh, không cầu danh lợi, mà chỉ vì thương xót chúng sanh. Song người bệnh quá nhiều, sức không cứu khắp, lo nghĩ đến hết thảy, nhưng không làm theo được tâm nguyện, áo não mà chết, liền sanh lên cõi trời Ðao-lợi, tự suy nghĩ rằng: "Nay ta sanh cõi Trời, chỉ ăn phước báo, không có ích lâu dài", liền tự tìm phương tiện chấm dứt thân mạng, bỏ đời sống cõi Trời, hạ sanh làm Thái tử Rồng ở trong cung Long vương Ta-già-đà. Thân hình to lớn, cha mẹ quý yêu. Lại muốn lấy cái chết, đi đến vua chim Kim-sí, chim liền bắt Rồng Thái tử đem lên cây Xa-ma-lỵ mà nuốt. Cha mẹ kêu la khóc lóc áo não. Rồng con sau khi đã chết, lại sanh làm Thái tử của vị đại Quốc vương trong cõi Diêm-phù-đề, tên là Năng thí. Khi sanh ra đã nói được, hỏi các người hai bên: "Nay trong nước này có những vật gì đều đem hết lại đây để bố thí". Mọi người sợ hãi, đều bỏ chạy cả. Mẹ thái tử thuơng xót, một mình tự giữ con. Thái tử nói với mẹ: "Con không phải quỷ La-sát, sao mọi người chạy hết? Kiếp trước con thường ưa bố thí, con là Ðàn-việt của mọi người". Mẹ Thái tử nghe lời nói ấy, đem nói lại với mọi người, mọi người liền trở lại.

Bà mẹ khéo nuôi nấng Thái tử, đến khi khôn lớn, tự mình có được gì Thái tử đều đem bố thí hết. Ðến chỗ vua cha, xin vật để bố thí, vua cha chia phần cho lại đem thí hết. Thấy người cõi Diêm-phù-đề nghèo cùng tân khổ, suy nghĩ muốn cấp thí mà tài vật không đủ, bèn tự than khóc, hỏi người hai bên rằng: "Làm cách nào để khiến cho hết thảy đầy đủ tài vật?" Các người lão trả lời rằng: "Chúng tôi từng nghe nói có ngọc Như ý, nếu được ngọc ấy thời có thể tùy tâm cầu gì được nấy". Bồ-tát nghe lời ấy xong, thưa với cha mẹ xin đi vào biển cả tìm ngọc báu Như ý trên đầu Long vương. Cha mẹ trả lời: "Ta chỉ có một mình con, nếu vào biển cả, tai nạn khó tránh. Một mai mất con, chúng ta sống làm gì, không cần đi! Trong kho của ta hiện còn nhiều vật, sẽ cấp cho con". Thái tử nói: "Vật trong kho có hạn, mà tâm con vô hạn. Con muốn đem của cho đủ hết thảy, không còn ai thiếu thốn. Xin chấp nhận cho con được toại nguyện, làm cho người cõi Diêm-phù-đề, hết thảy sung túc". Cha mẹ biết chí lớn của con, không dám cầm ngăn, bèn để cho đi.

Khi ấy năm trăm khách buôn, vì cho Thái tử là bậc đại nhân phước dức, đều thích đi theo, biết ngày khởi hành của Thái tử, tập họp tại cửa biển. Bồ-tát trước nghe nói trên đầu Long vương Ta-già-đàcó ngọc báu Như ý, hỏi mọi người rằng: "Ai biết thủy đạo dẫn đến cung của Rồng kia?" Có một người mù tên là Ðà-xá, từng có bảy phen đi vào biển cả, biết rõ hải đạo. Bồ-tát liền bảo cùng đi. Người ấy trả lời: "Tuổi tôi đã già, hai mắt không sáng, tuy từng vào biển nhiều lần, song nay không thể đi được". Bồ-tát hỏi: "Ta nay đi đây, không vì thân mình mà khắp vì hết thảy tìm ngọc Như ý, để cung cấp đủ cho chúng sanh, để cho thân không còn thiếu thốn. Kế đó đem đạo pháp nhân duyên mà giáo hóa họ. Ông là người trí, từ chối sao được ư? Nguyện ta được thành tựu, há chẳng phải nhờ sức ông sao!" Ðà-xá nghe lời Thái tử ước hẹn, vui vẻ đồng tình, nói với Bồ-tát rằng: "Nay tôi đi với ông vào biển cả, chắc thân tôi không toàn, ông hãy đặt thi hài của tôi trên bãi cát vàng trong biển cả".

Việc đi ra tập họp xong, bức sợi dây thứ bảy, thuyền đi như bay, đến các bãi báu. Các khách buôn dành lấy bảy báu, ai nấy đã đủ, hỏi Bồ-tát rằng: "Vì sao không lấy?" Bồ-tát trả lời: "Thứ tôi cần là ngọc báu Như ý, còn đây là vật có ngày hết, tôi không cần. Các người hãy nên biết đủ, biết độ lượng, đừng để thuyền nặng, không tự thoát khỏi được". Các khách buôn thưa với với Bồ-tát rằng: "Ðại đức! Chú nguyện cho chúng tôi để được an ổn". Rồi cáo từ chia tay. Ðà-xá khi ấy nói với Bồ-tát rằng: "Giữ lại chiếc thuyền nhỏ theo đường riêng mà đi. Ðợi gió bảy ngày, nương gió theo bờ biển phía nam, đến một chỗ hiểm, sẽ có ven núi chót vót, nhánh cây rừng táo đều phủ trên nước, gió lớn thổi thuyền, thuyền sẽ lật ấp. Ông hãy ngước lên vin cành cây táo, có thể tự cứu được; còn tôi không có mắt, sẽ chết nơi đây. Qua khỏi bờ hiểm này, sẽ có bãi cát vàng, có thể đem xác tôi đặt trong cát ấy; cát vàng thanh tịnh, ấy là ý nguyện của tôi".

Thái tử liền như lời nói ấy, gió đến mà đi. Khi đã đến bờ chót vót, đúng như lời Ðà-xá nói, Bồ-tát ngước lên vin cành táo, tự được thoát khỏi. Ðặt thây Ðà-xá, quàng yên nơi đất vàng, rồi đi một mình. Ðúng như lời chỉ bày của Ðà-xá trước đó, nổi trong nước sâu bảy ngày; giữa nước ngang họng đi bảy ngày; giữa nước ngang lưng đi bảy ngày; giữa nước ngang đầu gối đi bảy ngày ; sát giữa bùn đi bảy ngày. Thấy hoa sen đẹp, xinh tươi mềm dịu, Bồ-tát tự suy nghĩ: "Hoa này mềm bở, ta hãy nhập Hư không tam muội, tự làm nhẹ mình", đi trên Hoa sen bảy ngày. Thấy các con Rắn độc, lại suy nghĩ: "Loại trùng ngậm độc rất đáng sợ". Bồ-tát liền nhập Từ tâm tam muội, đi trên đầu Rắn độc bảy ngày. Rắn độc ngẩng đầu lên để Bồ-tát đạp lên trên mà đi qua. Qua khỏi nạn này, thấy có thành báu bảy lớp, có bảy lớp hào; trong hào đầy cả Rắn độc; có hai con Rồng lớn giữ cửa. Rồng thấy Bồ-tát hình dung đoan chánh, tướng hảo uy nghi, vượt khỏi các nạn được đến nơi đây; suy nghĩ rằng: "Ðây không phải là người phàm phu, chắc là bậc Bồ-tát công đức lớn!", liền cho phép bước tới đi thẳng vào cung.

Gặp khi vợ chồng Long vương vừa mới chôn con, còn đang khóc lóc. Thấy Bồ-tát đến, vợ chồng Long vương có thần thông, biết đó là con, hai vú sữa chảy ra, bảo ngồi xuống mà hỏi rằng: "Con là con ta, bỏ ta mà qua đời, nay sanh ở chỗ nào?". Bồ-tát cũng tự biết kiếp trước, biết đây là cha mẹ, mà trả lời mẹ rằng: "Con sanh trên cõi Diêm-phù-đề, làm thái tử của đại Quốc vương, thương xót người nghèo cùng, đói rét cực khổ, không được tự tại, cho nên đi đến đây, muốn xin ngọc Như ý". Long mẫu nói: "Trên đầu cha con, có ngọc báu đó, để trang sức đầu, khó có thể cho con được. Chắc sẽ đưa con vào kho báu, tùy ý con muốn, ắt muốn cho con. Con hãy trả lời rằng: Các thứ tạp bảo kia, con không cần, con chỉ muốn được ngọc báu trên đầu phụ vương. Nếu được thương xót, xin lấy cho con. Như thế có thể được".

Bồ-tát liền đến gặp Long phụ, Long vương rất vừa mừng, vừa thương, vui vẻ vô hạn. Thương nghĩ đứa con, từ xa vượt gian nan mới đi đến được đây, liền đưa tay chỉ các châu bảo tốt: "Tùy ý cho con, cần thì lấy". Bồ-tát nói: "Con từ xa đến, nguyẹân gặp phụ vương, cầu xin ngọc báu Như ý trên đầu. Nếu được thương xót, hãy lấy cho con; nếu không được cho, con không cần vật khác!" Long vương trả lời rằng: "Ta chỉ có một viên ngọc, thường trang sức trên đầu, người cõi Diêm-phù-đề bạc phước hạ tiện, không đáng thấy". Bồ-tát nói: "Con vì ngọc đó, xa vượt gian nan, liều chết đến đây, chính vì người cõi Diêm-phù-đề bạc phước hạ tiện, để xin ngọc báu Như ý cứu vớt sự mong cầu của họ; vậy sau lấy nhân duyên Phật đạo mà giáo hóa họ". Long vương cho ngọc và dặn dò rằng: "Nay ta lấy ngọc này cho con, khi con qua đời, hãy đem trả lại cho ta". Bồ-tát thưa: "Kính vâng như lời Phụ vương nói".

Bồ-tát được ngọc. Bay lên hư không, trong khoảnh khắc co duỗi cánh tay, đã đến Diêm-phù-đề. Vua cha vua mẹ cõi người thấy con yên lành trở về, vui mừng nhảy nhót, ôm mà hỏi rằng:" Con được vật gì?". Bồ-tát thưa: "Ðược ngọc báu Như ý". Lại hỏi: "Nay ở đâu rồi". Ðáp: "Ở trong chéo áo này". Cha mẹ nói: "Sao, nó lớn nhỏ?" Thưa: "Cốt ở thần đức của nó, không cốt lớn. Thưa cha mẹ, hãy sắc cho trong ngoài thành, quét dọn đốt hương, tro lụa, phan, lọng, trì trai thọ giới, sáng sớm ngày mai, dựng cây dài làm nêu, lấy ngọc đặt lên trên". Bồ-tát, khi ấy lập thệ nguyện rằng: "Nếu tôi sẽ thành Phật đạo, độ thoát hết thảy thì ngọc sẽ theo như ý nguyện của tôi, xuất sanh hết thảy bảo vật, tùy ai cần gì thì được đầy đủ". Bấy giờ, mây im trải khắp, mưa các vật báu; y phục ẩm thực, ngọa cụ thuốc thang, đầy đủ các điều cần thiết cho mọi người; cho đến khi mạng chung, thường như vậy không dứt. Như vậy gọi là Bồ-tát bố thí phát sanh Tinh tấn Ba-la-mật.

- Thế nào Bồ-tát bố thí phát sanh Thiền Ba-la-mật? Khi Bồ-tát bố thí thì trừ được xan tham. Trừ xan tham rồi, nhân việc bố thí này mà thực hành nhất tâm, trừ dần năm triền cái. Trừ được năm triền cái; ấy gọi là thiền.
Lại nữa, tâm nương theo bố thí mà nhập vào Sơ thiền, cho đến Diệt-tận-định thiền. Thế nào là nương? Nếu khi bố thí cho người hành thiền, tâm tự nghĩ rằng: "Ta vì người này hành thiền định nên tịnh tâm cúng dường; ta nay vì sao tự bỏ tu thiền? Liền tự kiềm chế tâm, tư duy hành thiền. Nếu bố thí cho người nghèo, suy nghĩ đời trước người này làm các điều bất thiện, không cầu nhất tâm, không tu phước nghiệp, nên đời nay nghèo cùng, do đó tự cố gắng tu thiện, nhất tâm để vào thiền định. Như truyện nói: "Chuyển luân Thánh vương Hỷ kiến, có tám vạn bốn ngàn tiểu vương đến chầu, đều đem bảy báu, vật quý đến hiến. Vua nói: "Tôi không cần, các ngươi mỗi người tự nên tu phước". Các vua nói: "Ðại vương tuy không cần lấy, chúng tôi cũng không nên tự đem dùng". Liền chung nhau tìm thợ, lập điện bảy báu, làm ao tắm bảy báu. Ở trong đại điện tạo tám vạn bốn ngàn lầu bảy báu, trong lầu đều có giường nằm bảy báu, gối bọc tạp sắc, đặt ở hai đầu giường, treo lụa phan lọng, xông hương bôi đất. Mọi việc đầy đủ, bạch đại vương rằng: "Xin đại vương thọ nhận pháp điện, cây báu, ao báu" Vua im lặng thọ nhận, mà tự nghĩ rằng: "Ta nay không cần trước tiên ở điện mới, để tự vui chơi, nên cầu thiện nhân, các Sa-môn, Bà-la-môn, trước tiên vào để cúng dường, vậy sau ta sẽ ở". Liền nhóm các thiện nhân, trước tiên vào bảo điện, cúng dường đầy đủ các thứ vi diệu. Khi mọi người ra rồi, vua mới vào bảo điện, lên lầu vàng, ngồi giường vàng, nghĩ tới việc bố thí, trừ năm triền cái, nhiếp sáu căn, trừ sáu trần, thọ hỷ lạc vào Sơ thiền. Tiếp lên lầu bạc, ngồi giường vàng, vào Nhị thiền. Tiếp lên lầu Tỳ-lưu-ly, ngồi giường pha lê, vào Tam thiền. Tiếp lên lầu pha lê, ngồi giường Tỳ-lưu-ly, vào Tứ thiền. Ngồi một mình tư duy, suốt trong ba tháng.

Ngọc nữ, bảo hậu, với tám vạn bốn ngàn thị nữ đông đủ, đều lấy ngọc trắng danh bảo xâu làm chuỗi đeo thân, đến thưa với vua: "Từ lâu trái bỏ hầu hạ, nay chúng tôi dám đến thăm hỏi". Vua bảo: "Các em gái, các em mỗi người hãy đoan chánh tâm, nên làm người tri thức của tôi, chớ làm kẻ oán của tôi". Ngọc nữ, bảo hậu, đều rơi lệ nói: "Ðại vương! Sao gọi chúng tôi là em gái? Chắc ngài có lòng khác, xin cho nghe ý ấy? Tại sao sắc bảo "Hãy làm người tri thức, chớ làm kẻ oán của tôi?" Vua bảo rằng: "Các vị nếu lấy tôi làm nhân duyên ở đời, chung hành dục sự cho là vui sướng, thì đó là kẻ oán cuả tôi. Nếu giác ngộ được lẽ vô thường, biết thân như huyễn, lo tu phước hành thiện, dứt bỏ dục tình, thì đó là người tri thức của tôi". Các ngọc nữ thưa: "Kính vâng lời như vua sắc". Nói lời ấy xong, liền bảo nhau trở về.

Các ngọc nữ đi ra rồi, vua lên lầu vàng, ngồi giường bạc, thực hành Từ tam muội. Lên lầu bạc, ngồi giường vàng, thực hành Bi tam muội. Lên lầu Tỳ-lưu-ly, ngồi giường pha lê, thực hành Hỷ tam muội. Lên lầu báu pha lê, ngồi giường Tỳ-lưu-ly, thực hành Xả tam muội, ấy là Bồ-tát bố thí phát sanh Thiền Ba-la-mật.

- Thế nào là Bồ-tát bố thí phát sanh Bát-nhã Ba-la-mật? Khi Bồ-tát bố thí, biết rõ sự bố thí này chắc chắn có quả báo không chút nghi hoặc, phá được tà kiến vô minh, ấy là bố thí phát sanh Bát-nhã.

Lại nữa, khi Bồ-tát bố thí, có thể phân biệt biết: "Người không trì giới, hoặc hay đánh đập tra khảo, giam trói trái phép; nhưng nếu được tài vật mà biết làm bố thí, thì sẽ sanh ra trong loài voi, ngựa, trâu. Tuy chịu thân hình súc sanh, chở nặng, bị roi đánh, cùm xiềng, kéo xe, cỡi, nhưng thường được ở nhà tốt, ăn ngon, được người quí trọng, được người cung cấp.

Lại biết người ác, ôm lòng sân hận nhiều, tâm quanh co không ngay thẳng, mà biết làm bố thí, sẽ đọa trong loài Rồng, được cung điện bảy báu, ăn ngon, sắc đẹp.

Lại biết người nhiều kiêu mạn bố thí với sân tâm, sẽ đọa trong loài chim Kim-sí. Thường được tự tại; có ngọc báu Như ý để làm chuỗi Anh lạc; mọi sự cần dùng đều được tự do, không có điều gì không như ý; biến hóa vạn đoan; không việc gì không làm,

Lại biết người tể quan, uổn lạm của nhân dân, không thuận theo pháp trị mà chiếm lấy tài vật để dùng bố thí, sẽ đọa trong loài quỷ thần, làm quỷ Cưu-bàn-trà biến hóa đủ cách, tự vui với Năm trần.

Lại biết người nhiều sân giận, tàn nhẫn, ngang trái, yêu thích rượu thịt, mà biết bố thí, sẽ đọa trong loài Dạ-xoa đi trên đất, thường được các thứ hoan lạc, âm nhạc, ăn uống.

Lại biết có người cang cường, ngang bướng, hùng hổ, mà biết bố thí, sẽ đọa trong loài Dạ-xoa đi giữa hư không, có sức mạnh, đi đến nơi như gió.

Lại biết có người tâm hay tật đố, ưa đấu tranh, song biết đem phòng xá, đồ nằm, y phục, ăn uống tốt bố thí, cho nên sanh trong loài Dạ-xoa có cung quán bay đi; có các vật thuận tiện làm vui thân.

Các thứ như vậy, khi bố thí có thể phân biêït biết, ấy là Bồ-tát bố thí phát sanh Bát-nhã.

Lại nữa, bố thí ăn uống thì được quả báo có sức mạnh, sống lâu, an lạc, đồ ăn ngon. Nếu bố thí y phục, khi sanh ra biết tàm quý, có oai đức đoan chánh, thân tâm an lạc. Nếu bố thí phòng nhà, thời tự nhiên có được các thứ cung quán bảy báu, tự vui thú năm dục. Nếu bố thí giường, ao, suối nước, các thứ nước ngon, khi sanh ra không bị đói khát, có đầy đủ năm dục lạc. Nếu bố thí cầu đò và giày dép, khi sanh ra có đủ các thứ xe ngựa. Nếu bố thí vưòn rừng, thời được hào qúy, tôn trọng, làm chỗ nương dựa cho hết thảy, thọ thân đoan chánh, tâm vui không lo buồn. Những hạng người như vậy, do nhân duyên bố thí mà được.

Nếu người bố thí, tu hành phước đức, mà không ưa tác nghiệp sanh hoạt theo hữu vi, thời sanh được chỗ Tứ-thiên-vương. Nếu người bố thí, còn thêm cúng dường cha mẹ và chú bác anh chị, không sân không hận, không ưa tranh cãi, thời sanh được vào cõi trời Ðao-lợi, Diệm-ma, Ðâu-suất, Hóa-tự-tại, Tha-hóa-tự-tại. Các thứ phân biệt về bố thí như vậy; ấy là Bồ-tát bố thí phát sanh Bát-nhã.

Nếu người bố thí, mà tâm không nhiễm đắm, nhàm chán thế gian, cầu vui Niết-bàn; ấy là A-la-hán, Bích-chi Phật bố thí.

Nếu người bố thí mà vì Phật đạo, vì chúng sanh; ấy là Bồ-tát bố thí. Như vậy trong các thứ bố thí đều phân biệt biết; ấy là Bồ-tát bố thí phát sanh Bát-nhã Ba-la-mật.

Lại nữa, khi Bồ-tát bố thí, tư duy thật tướng của ba sự (người thí, người nhận, tài vật) như trên đã nói. Biết được như thế là Bồ-tát bố thí phát sanh Bát-nhã Ba-la-mật.

Lại nữa, nhân duyên của hết thảy trí tuệ và công đức đều do bố thí. Như ngàn Phật khi mới phát tâm, là đem các thứ tài vật bố thí cho chư Phật, hoặc lấy hương hoa, hoặc lấy y phục, hoặc lấy cành dương bố thí để mà phát tâm. Các thứ bố thí như vậy, ấy làBồ-tát bố thí phát sanh Bát-nhã Ba-la-mật.

(Hết cuốn 12 theo bản Hán)

Cuốn 13

CHƯƠNG 21

GIẢI THÍCH: THI BA-LA-MẬT

KINH: Vì tội và không tội không thể có được, nên đầy đủ Thi-la Ba-la-mật.

Hỏi: Thi-la (Tàu dịch là Tánh thiện), là ưa hành thiện đạo, không tự phóng dật, gọi là Thi-la. Hoặc thọ giới mà hành thiện, hoặc không thọ giới mà hành thiện, đều gọi là Thi-la. Nói tóm lược có tám thứ luật nghi nơi thân và miệng: Không não hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói thêu dệt, không uống rượu và nuôi sống một cách thanh tịnh; ấy là giới. Nếu buông bỏ không nhiếp hộ; ấy là phá giới. Người phá giới bị đọa vào trong đường ác. Nếu trì giới bậc hạ thì sanh trong loài người; trì giới bậc trung thì sanh trong cõi trời Lục Dục; trì giới bậc thượng lại tu hành bốn Thiền, bốn Không định thì sanh trong các cõi trời Sắc và Vô sắc thanh tịnh.

Trì giới bậc thượng có ba hạng: Trì giới thanh tịnh bậc hạ thì chứng A-la-hán; trì giới thanh tịnh bậc trung thì chứng được Bích-chi-Phật; trì giới thanh tịnh bậc thượng thì được Phật đạo. Không đắm trước, không ỷ y, không phá, không khuyết, được Thánh nhân khen ngợi yêu thích, như vậy gọi là thanh tịnh bậc thượng. Nếu vì thương xót chúng sanh, vì độ chúng sanh, cũng vì biết thật tướng của giới; tâm không ỷ y, đắm trước; trì giới như thế, tương lai chứng đến Phật đạo. Như vậy gọi là được giới vô thượng Phật đạo. Nếu người muốn cầu được thiện lợi lớn, hãy kiên trì giới, như tiếc châu báu quý trọng, như giữ thân mạng, vì cớ sao? Vì như đại địa, hết thảy vạn vật hữu hình, đều nương đất mà tồn tại. Giới cũng như vậy, giới là trú xứ của hết thảy thiện pháp.

Lại nữa, ví như không chân mà muốn đi; không cánh mà muốn bay; không thuyền mà muốn qua sông, là không thể được. Nếu không có giới mà muốn cầu quả báo tốt cũng như vậy. Nếu người bỏ giới này, tuy ở núi tu khổ hạnh, ăn trái cây, uống thuốc, thì không khác gì cầm thú. Hoặc có người chỉ uống cho là giới; hoặc uống sữa, hoặc hớp không khí; hoặc cắt tóc; hoặc mặc Ca-sa; hoặc mặc áo trắng; hoặc mặc áo cỏ, hoặc áo da cây; hoặc mùa đông vào nước; hoặc mùa hạ hơ lửa; hoặc từ núi cao sa xuống; hoặc tắm sông Hằng; hoặc ngày tắm ba lần; lại cúng dường lửa, tế tự đủ cách, chú nguyện đủ kiểu; chịu thực hành các khổ hạnh, cho đó là giới, chỉ là trống không, không được gì.

Nếu có người tuy ở nhà cao điện lớn, mặc đẹp ăn ngon, mà thực hành được giới này, cũng được sanh chỗ tốt và được đạo quả. Hoặc người sang kẻ hèn, người lớn kẻ nhỏ, thực hành được giới này, thì đều được lợi lớn. Nếu phá giới này, thời không kể sang hèn, lớn nhỏ, đều không được tùy ý sanh vào chỗ lành.

Lại nữa, người phá giới, cũng ví như ao trong mát màcó rắn độc, không đáng tắm rửa, cũng như cây có hoa quả ngon mà có nhiều gai nghịch. Như người tuy được sanh ở nhà quý trọng, thân thể đoan chánh, học rộng nghe nhiều, mà không ưa trì giới, không có tâm từ bi, lại cũng như vậy, như kệ nói:

"Sang mà vô trí thời là suy,

Trí mà kiêu mạn cũng là suy,

Người trì giới mà lại phá giới,

Cả đời này đời sau đều suy"

Người tuy nghèo hèn mà trì giới, hơn người giàu sang mà phá giới. Hương của hoa, hương của cây, không thể bay xa; hương của trì giới, bay khắp cả mười phương. Người trì giới, được đầy đủ sự an vui, tiếng tăm nghe xa, trời người yêu kính, hiện đời thường được các thứ khoái lạc. Nếu muốn sanh vào cõi trời cõi người, thủ lấy sự giàu sang, sống lâu không khó. Người trì giới thanh tịnh, ước gì đều được nấy.

Lại nữa, người trì giới, thấy người phá giới bị hình ngục tra khảo, đủ các thứ khổ não, mà tự biết mình vĩnh viễn xa lìa việc ấy, lấy đó làm vui mừng. Nếu người trì giới, thấy người lành được có vinh dự, danh tiếng, khoái lạc, thì tâm sự suy nghĩ: "Như người được vinh dự, ta cũng có phần". Người trì giới, khi mệnh chung, dù có gió đao cắt thân, gân mạch đoạn tuyệt, tự biết mình trì giới thanh tịnh, tâm không sợ hãi, như kệ nói:

"Trong bệnh rất dữ,

Giới là thuốc hay,

Trong sợ hãi lớn.

Giới làm thủ hộ.

Trong chết tối tăm,

Giới làm đèn sáng,

Trong chỗ đường ác,

Giới là cầu đò,

Trong nước biển chết,

Giới là thuyền lớn".

Lại nữa, người trì giới thường được người đời nay cung kính cúng dường, tâm vui không hối hận, áo cơm không thiếu, chết được sanh lên trời, sau chứng được Phật đạo. Người trì giới, không việc gì không có được; người phá giới, tất cả đều mất. Ví như có người thường cúng dường trời, người ấy nghèo cùng, một lòng cúng dường mãn mười hai năm, mong cầu giàu sang, trời thương người đó, tự hiện thân ra, mà hỏi rằng: "Ngươi cầu những gì?" Người kia đáp: "Tôi cầu giàu sang, muốn cho những điều tâm nguyện, hết thảy đều được". Trời trao cho một đồ vật, gọi là cái bình đức, và nói: "Mọi vật cần dùng, từ trong bình này xuất ra".

Người kia được bình rồi, ứng theo ý muốn, mọi sự đều được. Ðược như ý gây dựng nhà tốt. Voi Ngựa, xe cộ, bảy báu đầy đủ, cung cấp cho tân khách, không thiếu sự gì. Khách hỏi: "Trước ông nghèo cùng, nay sao do đâu được giàu như thế này?" Ðáp: "Tôi được cái bình trời cho, xuất ra các thứ vật, cho nên giàu như vậy". Khách nói: "Ðua bình cho xem, kể cảvật từ bình xuất ra". Liền đưa bình ra, trong bình dẫn ra đủ các thứ vật, người khách kia kiêu căng phóng túng, đứng lên trên bình nhảy múa, bình liền vỡ nát. Hết thảy các vật cùng một lúc tiêu mất. Người trì giới cũng như vậy. Các thứ diệu lạc, ước mong đều được, nếu người phá giới, kiêu căng phóng túng tự do, cũng như người kia phá vỡ bình, mất lợi.

Lại nữa, người trì giới, hương thơm của danh tiếng, đời này đời sau biến khắp trên trời và loài người.

Lại nữa, người trì giới, được người ưa cúng thí, không tiếc tài vật, không kinh doanh tài lợi ở được ở đời mà không bị thiếu gì. Ðược sanh lên cõi trời, ở trước mười phương Phật, vào tam thừa đạo mà được giải thoát. Chỉ trừ sự trì giới theo các thứ tà kiến, về sau không được gì.

Lại nữa, nếu người tuy không xuất gia, chỉ biết tu hành giới pháp, cũng được sanh cõi trời. Nếu người trì giới thanh tịnh, tu thiền định, trí tuệ, muốn cầu độ thoát sanh già bệnh chết khổ, nguyện ấy quyết chắc được. Người trì giới tuy không có binh trượng, mà các sự dữ không gia đến, tài vật của người trì giới, không ai cướp được. Người thân của trì giới, tuy chết không rời, sự trang nghiêm của trì giới quý hơn bảy báu. Do vì lẽ đó, nên hộ trì giới, như hộ vệ thân mạng, như yêu vật báu. Người phá giới, thọ khổ vạn đoan, như người nghèo bị bình vỡ vật tiêu, trước kia.

Lại nữa, người trì giới, quán thấy tội của người phá giới, nên tự gắng sức, nhất tâm trì giới.

Thế nào gọi là tội của người phá giới? Người phá giới, người khác không kính, nhà nó như mồ hoang, không người nào đến.

Người phá giới, mất hết các công đức, giống như cây khô, người không yêu thích.

Người phá giới, như Hoa sen đầy sương, không ai ưa thấy.

Người phá giới, có ác tâm đáng sợ, giống như quỷ La-sát.

Người phá giới, người khác không quy hưởng, giống như người khát, không tìm đến giếng khô.

Người phá giới, tâm thường nghi ngờ hối hận, giống như người phạm sự, thường sợ tội ập đến.

Người phá giới, giống như ruộng bị mưa đá, không thể trông cậy.

Người phá giới, giống như mướp đắng, tuy thân hình giống trái ngọt mà không thể ăn.

Người phá giới, giống như xóm giặc, không thể sống chung.

Người phá giới, giống như bệnh nặng, không ai muốn gần.

Người phá giới, không được khỏi khổ, giống như đường dữ, khó đi qua.

Người phá giới, không thể ở chung; giống như giặc dữ, khó thể thân cận.

Người phá giới, giống như hầm lửa, người đi đường tránh xa.

Người phá giới, khó thể ở chung, giống như Rắn độc.

Người phá giới, không thể gần gũi, giống như ngọn lửa lớn.

Người phá giới, giống như thuyền vỡ, không thể chở qua sông.

Người phá giới, giống như đồ mửa ra, không thể ăn lại.

Người phá giới, ở trong chúng tốt giống như Ngựa dữ ở trong Ngựa lành.

Người phá giới, khác với người lành, như Lừa ở trong bầy Bò.

Người phá giới, ở giữa chúng tinh tấn giống như đứa bé yếu ớt ở giữa người mạnh.

Người phá giới, tuy hình tợ Tỳ-kheo mà cũng như thây chết ở trong con mắt người.

Người phá giới, giống như ngọc giả ở giữa ngọc thiệt.

Người phá giới, giống như cây Y-lan ở trong rừng Chiên-đàn.

Người phá giới, tuy hình dáng tợ người lành mà bên trong không có thiện pháp. Tuy cũng cạo đầu, nhuộm áo, theo thứ lớp cầm thẻ (hành trú) gọi là Tỳ-kheo, mà thật chẳng phải Tỳ-kheo.

Người phá giới, nếu mặc pháp y thời đó là quấn thân với lá sắt đồng nóng. Nếu ôm bình bát thời đó là đồ đựng nước đồng nóng chảy. Nếu uống ăn thời đó là nuốt hoàn sắt nóng.

Lại nữa, người phá giới, thường ôm lòng sợ hãi, như ngươì mắc trọng bệnh, thường sợ chết đến. Cũng như người phạm tội ngũ nghịch, tâm thường tự nghĩ: Ta là giặc của Phật, che dấu tránh nép, như giặc sợ người, năm tháng ngày trôi qua, thường không an ổn.

Người phá giới, tuy được cúng dường lợi lạc, thứ lạc đó bất tịnh; giống như người ngu cúng dường trang sức thây chết. Người trí nghe được, ghét không muốn thấy.

Vô lượng tội phá giới như vậy, không thể kể hết. Hành giả hãy nên nhất tâm trì giới.

Chương 22

GIẢI THÍCH: NGHĨA CỦA GIỚI TƯỚNG

Hỏi: Ðã biết các thứ quả báo, công đức như vậy, thế nào gọi là giới tướng?

Ðáp: Dứt ác không làm trở lại, gọi là giới. Hoặc từ tâm sanh, hoặc từ miệng nói, hoặc từ nơi người khác lãnh thọ mà dứt sự ác nơi thân và miệng; ấy là tướng của giới. Sao gọi là ác? Nếu thật đó là chúng sanh, biết là chúng sanh, sinh tâm muốn giết, cướp mạng sống của nó, tạo thành thân nghiệp, có sắc tướng tạo tác, ấy là tội sát sanh, ngoài ra trói, nhốt, đánh đập, v.v... là cách giúp sát.

Lại nữa, giết kẻ khác mắc tội sát, chứ chẳng phải tự giết thân. Tâm biết rõ đó là chúng sanh mà giết, là thành tội giết, không phải như ban đêm thấy người lại cho là gốc cây rung rinh mà giết. Cố ý sát sanh mới thành tội giết, chẳng phải không cố ý. Tâm khoái sát sanh mới thành tội giết, chẳng phải si cuồng. Mạng sống dứt mới thành tội giết, chẳng phải làm bị thương. Thân nghiệp làm mới thành tội sát, chẳng phải chỉ có miệng sai bảo. Miệng bảo là thành tội sát, chẳng phải chỉ có tâm sanh nghĩ ác. Như vậy v.v... gọi là tướng mạo của tội sát. Không làm tội ấy, gọi là giới. Nếu người thọ giới, tâm sanh miệng nói: “Tôi từ ngày nay, không còn sát sanh”. Hoặc thân không động, miệng không nói, chỉ có tâm sanh, tự thề rằng: “Tôi từ ngày nay, không còn sát sanh”, ấy gọi là giới không sát sanh. Có người nói: “Giới không sát sanh ấy hoặc thiện hoặc vô ký”

Hỏi: Như trong A-tỳ-đàm nói Ca-chiên-diên-tử nói: “Hết thảy giới luật nghi đều là thiện”, sao nay nói là vô ký?

Ðáp: Như trong A-tỳ-đàm của Ca-chiên-diên-tử nói: “Hết thảy là thiện”; còn trong các A-tỳ-đàm khác nói: “Giới bất sát hoặc thiện hoặc vô ký”, vì cớ sao? Vì nếu giới bất sát ấy luôn luôn làthiện, thì người trì giới ấy, lẽ phải như là người đắc đạo, thường không bị đọa vào ác đạo. Do vậy nên hoặc có khi là vô ký. Vô ký thì không có quả báo, không sanh vào cõi trời, cõi người.

Hỏi: Không có giới vô ký nên đọa địa ngục; lại do có ác tâm sanh nên đọa địa ngục?

Ðáp: Không sát sanh được vô lượng thiện pháp, làm hay không làm phước cứ ngày đêm phát sanh. Nếu gây một ít tội thì phước ấy thành có hạn có lượng, vì cớ sao? Vì nó theo có lượng mà không theo vô lượng. Do vậy nên biết trong giới bất sát hoặc có khi là vô ký.

Lại nữa, có người không theo Thầy thọ giới, mà chỉ tâm sanh thề rằng: “Tôi từ ngày nay, không còn sát sanh”. Không sát như vậy, hoặc có khi gọi là vô ký.

Hỏi: Giới bất sát ấy trói buộc vào cõi nào?

Ðáp: Trong A-tỳ-đàm của Ca-chiên-diên-tử nói: “Hết thảy thọ giới luật nghi đều trói buộc theo cõi Dục”. Còn trong các A-tỳ-đàm khác nói: “Hoặc trói buộc theo cõi Dục, hoặc không trói buộc”. Nói cho đúng nên có ba loại: Hoặc trói buộc theo cõi Dục, hoặc trói buộc theo cõi Sắc, hoặc không trói buộc. Việc sát sanh tuy ở cõi Dục, giới bất sát cũng phải theo việc sát mà ở cõi Dục. Chỉ ở cõi Sắc không sát, tâm vô lậu không sát, ấy là giới chân bất sát vì đã ngăn từ lâu xa...

Lại nữa, có người không thọ giới, nhưng từ khi sanh về sau, không ưa sát sanh, đó hoặc thiện hoặc vô ký, ấy gọi là vô ký.

Pháp bất sát sanh ấy chẳng phải tâm, chẳng phải tâm pháp, cũng chẳng phải tâm tương ưng, hoặc cọng tâm sanh, hoặc chẳng cọng tâm sanh. Trong A-tỳ-đàm của Ca-chiên-diên-tử nói: “Không sát sanh là thân nghiệp khẩu nghiệp, hoặc có sắc tướng tạo tác, hoặc không có sắc tướng tạo tác, hoặc tùy tâm hành, hoặc không tùy tâm hành, chẳng phải là nghiệp báo của đời trước. Hai lối tu nên tu, hai lối chứng nên chứng. Do tư duy đoạn, thì hết thảy ở vào thân cuối cùng tại cõi Dục chứng được; do kiến đế đoạn, thời đoạn, thì phàm phu Thánh nhân chứng được. Nó là sắc pháp, hoặc có thể thấy, hoặc không thể thấy, hoặc là pháp có đối ngại, hoặc là pháp không đối ngại; pháp có quả báo, pháp không có quả báo; pháp hữu lậu, pháp hữu vi; pháp còn có pháp ở trên (pháp hữu thượng – đối lại là pháp vô thượng), chẳng phải là tương ưng nhân. Phân biệt như vậy; ấy gọi là giới bất sát.

Hỏi: Giới của trong Bát chánh đạo cũng có giới không sát sanh, cớ sao chỉ nói giới không sát sanh là có quả báo, là hữu lậu?

Ðáp: Trong đây chỉ nói pháp thọ giới luật nghi, không nói vô lậu giới luật nghi.

Lại nữa, trong các A-tỳ-đàm khác nói: “Pháp bất sát thường không đi theo tâm, chẳng phải nghiệp thân khẩu. Nghịêp hành không theo tâm thì hoặc có quả báo, hoặc không có quả báo. Pháp chẳng tương ưng với tâm thì hoặc là hữu lậu hoặc vô lậu”. Ðó là điểm sai khác, ngoài ra đều đồng nhau. Lại có người nói: “Chư Phật Thánh Hiền không hý luận các pháp, chỉ thấy hiện tiền chúng sanh đều tiếc thân mạng nên Phật dạy chớ cướp mạng sống kẻ khác, cướp mạng sống kẻ khác đời đời bị đau khổ. Chhúng sanh thật có hay không sau sẽ nói.

Hỏi: Người ta hay lấy sức thắng người, chiếm nước, giết oán, làm thợ săn lấy da thịt, để cứu giúp rất lớn. Còn nay không sát sanh được lợi ích gì?

Ðáp: Ðược không sợ hãi, được an vui. Ta không hại kia, kia không hại ta, do vậy không sợ không hãi. Người hiếu sát, tuy ở địa vị làm vua người, cũng không tự an được như người trì giới dạo đi một mình, không chi sợ sệt tai nạn.

Lại nữa, người hiếu sát, các loài có mạng sống đều không ưa thấy, nếu không hiếu sát thì hết thảy chúng sanh đều ưa nương dựa.

Lại nữa, người trì giới, khi mạng chung tâm được an lạc, không nghi, không hối, hoặc được sanh cõi trời, hoặc sanh cõi người, thường được sống lâu. Ấy là nhân duyên đắc đạo, cho đến khi được thành Phật, ở đời sống lâu vô lượng.

Lại nữa, người sát sanh, thì đời này đời sau thọ các loại thân tâm đau khổ. Người không sát sanh, không có các nạn đó; ấy là lợi lớn.

Lại nữa, hành giả suy nghĩ: “Ta biết tiếc mạng sống, yêu thân mình, thì kia cũng như vậy, cùng với ta khác gì?” Do lẽ ấy, không nên sát sanh.

Lại nữa, nếu sát sanh thì bị người lành chê trách, kẻ oan gia ghen ghét, vì mắc nợ mạng nên thường hay sợ hãi, bị kia oán ghét, khi chết ăn năn, sẽ đọa trong địa ngục, hoặc trong loài súc sanh, hoặc sanh trong loài người thì thường phải chết yểu.

Lại nữa, giả sử đời sau không bị tội, không bị người lành chê trách, oan gia ghen ghét, còn không nên cố cướp mạng kẻ khác, vì sao? Vì người có được tướng lành, còn không nên làm, huống gì cả hai đời đã có tội, đã bị quả báo xấu ác.

Lại nữa, sát sanh là tội nặng nhất trong các tội, vì sao? Vì người khi gặp phải cái chết gấp, thì không tiếc vật qúy báu, mà chỉ lo cho mạng sống trước tiên. Ví như người khách buôn vào biển tìm châu báu, sắp ra khỏi biển, thuyền chợt bị vỡ, trân bảo mất hết mà rất vui mừng, đưa tay lên nói: ”Chút nữa mất vật báu lớn!” Mọi người lấy làm lạ nói: “Ngươi mất hết tài bảo, trần truồng thoát khỏi, cớ sao vui mừng nói: Chút nữa mất vật báu lớn? Ðáp: “Trong tất cả vật báu, mạng người báu nhất. Người vì mạng sống mà tìm của báu, chứ không phải vì của báu mà tìm mạng sống”. Vì lẽ ấy, Phật dạy trong mười bất thiện đạo, sát sanh đứng đầu. Trong năm giới, giới bất sát cũng đứng đầu. Nếu người tu nhiều phước đức màkhông có giới bất sát sanh, thời không có ích gì, vì sao? Vì tuy có được sanh vào nơi giàu sang, thế lực cường hào, mà không được sống lâu, thì ai thọ hưởng cái vui ấy? Do vậy biết trong các tội, tội sát sanh nặng nhất, trong các công đức, công đức không sát sanh lớn nhất. Trong thế gian, tiếc mạng sống là nhất, vì sao biết? Vì tất cả người đời, thà cam chịu hình phạt, tàn tật, khảo đánh để hộ mạng sống.

Lại nữa, nếu có người thọ giới, tâm sanh, miệng nói rằng: “Kể từ ngày nay không giết hết thảy chúng sanh”. Thế là đối với vô lượng chúng sanh, đã đem thứ vật yêu trọng mà thí cho, nên được công đức cũng vô lượng. Như Phật dạy: “Có năm thứ bố thí lớn”. Những gì là năm? 1- Không sát sanh, là việc bố thí lớn, 2- Không trộm cắp, 3- Không tà dâm, 4- Không nói dối, 5- Không uống rượu, cũng như vậy.

Lại nữa, thực hành Từ tam muội được phước vô lượng, nước lửa không hại được, đao binh không tổn thương được, hết thảy ác độc không thể trúng được. Vì hành năm sự bố thí lớn, nên được như vậy.

Lại nữa, các bậc tôn quý trong ba đời mười phương, Phật là tôn quý nhất. Như Phật dạy Ưu-bà-tắc Nan-đề-ca rằng: “Sát sanh có mười tội. Những gì là mười? 1- Tâm thường ôm độc đời đời không dứt. 2- Chúng sanh oán ghét, mắt không muốn nhìn. 3- Thường ôm niệm ác, suy, nghĩ việc ác. 4- Chúng sanh sợ hãi như thấy Cọp Rắn. 5- Khi ngủ tâm sợ, thức bất an. 6- Thường có ác mộng. 7- Khi mệnh chung cuồng sợ cái chết dữ. 8- Gieo nghiệp nhân duyên của chết yểu. 9- Thân hoại mệnh chung, đọa trong địa ngục. 10- Nếu được làm người, thường phải chết yểu”.

Lại nữa, hành giả tâm niệm suy nghĩ: “Tất cảloài có mạng sống, cho đến côn trùng, đều tự tiếc thân mạng. Cớ sao biết lấy y phục uống ăn để bảo hộ thân mình mà lại giết chúng sanh?!”

Lại nữa, hành giả nên học pháp đại nhân. Trong hết thảy đại nhân, Phật là tối đại, vì cớ sao? Vì tất cả trí tuệ được thành tựu, mười trí lực đầy đủ, hay độ chúng sanh, thường hành từ mẫn, giữ giới sát sanh, tự được thành Phật, cũng dạy đệ tử thực hành tâm từ mẫn đó. Hành giả muốn học hạnh của đại nhân, cũng nên không giết.

Hỏi: Nếu không xâm hại ta thì tâm sát có thể dứt được, còn nếu xâm hại, cưỡng đoạt, bức bách ta, thời phải làm sao?

Ðáp: Phải nên lường việc khinh trọng. Nếu người giết mình, trước nên tự suy nghĩ: “Cái lợi toàn giới là trọng hay toàn thân là trọng? Phá giới là mất mát hay tán thân là mất mát?” Suy nghĩ như vậy biết giữ giới là trọng, toàn thân là khinh. Nếu tạm khỏi nạn mà được toàn thân, thì thân được cái gì? Thân là chỗ tụ đọng của già bệnh chết, chắc chắn phải bại hoại. Nếu vì giữ giới mà mất thân, lợi ấy rất trọng. Lại suy nghĩ: “Ta trước sau mất thân, đời đời vô số, hoặc làm thân giặc ác, cầm thú, chỉ vì tài lợi mà làm các việc bất thiện, nay mới được vì sự giữ tịnh giới cho nên không tiếc thân. Xả mạng để giữ giới, hơn trăm ngàn vạn lần hủy cấm giới để giữ toàn thân, không thể ví dụ được”. Ðịnh tâm như vậy, nên phải xả thân để hộ tịnh giới. Như một vị Tu-đà-hoàn sanh trong một nhà đồ sát, tuổi sắp thành nguời, phải cai quản gia nghiệp mà không chịu sát sanh. Cha mẹ đưa dao và một con dê, nhốt ở trong nhà mà bảo: “Nếu không giết dê, không cho người ra mà thấy ánh mặt trời mặt trăng và sinh hoạt ăn uống”. Người con tự suy nghĩ: “Ta nếu giết một con dê này, bèn phải suốt đời làm nghiệp này, há vì thân mà gây nên tội lớn này ư?” Liền lấy dao tự sát. Cha mẹ mở cửa ra thấy dê đứng ở một phiá còn đứa con thì đã mệnh tuyệt. Ngay lúc ựa sát, liền sanh lên cõi trời. Hoặc được như thế ấy, là vì không tiếc mạng sống để hộ toàn vẹn tịnh giới. Những nghĩa như vậy, gọi là giới không sát sanh.

Không cho mà lấy là, biết đó là vật của người khác mà sanh tâm trộm cắp, lấy vật đem đi khỏi chỗ cũ, cho là vật thuộc của ta; thế gọi là trộm. Nếu không làm, gọi là không trộm. Ngoài ra, phương tiện so tính, cho đến tay cầm mà chưa lìa khỏi chỗ; ấy gọi là cách giúp sự ăn trộm.

Tài vật có hai loại: Có loại thuộc của người khác, có loại không thuộc của người khác. Lấy vật thuộc của người khác là tội trộm. Vật thuộc của người khác cũng có hai: 1- Vật ở trong làng xóm, 2- Vật ở chỗ trống. Vật ở hai chỗ ấy, có tâm trộm lấy, thì mắc tội trộm. Nếu vật ở chỗ trống, hãy kiểm xét biết vật ấy gần nước nào? Vật ấy phải có sở thuộc, không nên lấy. Như trong Luật tạng nói về các việc không trộm. Ấy gọi là tướng mạo không trộm.

Hỏi: Không trộm có lợi ích gì?

Ðáp: Mạng sống có hai: Trong và ngoài. Nếu cướp tài vật, ấy là cướp mạng ngoài, vì sao? Vì mạng sống dựa nơi cơm ăn, áo mặc v.v... mới sống. Nếu cướp, nếu giật, ấy gọi là cướp mạng ngoài, như kệ nói:

“Hết thảy chúng sanh

Lấy cơm áo nuôi sống

Hoặc cướp hoặc trộm lấy

Ấy gọi là cướp mạng”

Vì lẽ ấy, người có trí không nên cướp đoạt.

Lại nữa, nên tự suy nghĩ: “Cướp giật được vật để cung cấp cho mình, tuy thân có đầy đủ rồi cũng phải chết, chết vào địa ngục. Tuy cả gia thất thân thuộc cùng được thọ vui mà chỉ riêng mình chịu tội, cũng không cứu được”. Quán sát được thế ấy, nên không nên trộm.

Lại nữa, không cho mà lấy đây có hai thứ: 1- Trộm, 2- Cướp. Cả hai đều gọi là không cho mà lấy. Trong tội không cho mà lấy, trộm là rất nặng, vì sao? Vì mọi người đều lấy tài vật nuôi sống, mà đào ngạch khoét vách trộm lấy; vì không có sức hơn người, mà sợ chết nên mới trộm lấy, ấy là rất bất tịnh. Trong tội cướp đoạt, trộm là tội nặng. Như kệ nói:

“Ðói khát thân ốm gầy

Thọ tội chỗ đại khổ,

Của người không thể đụng,

Giống như đống lửa lớn.

Nếu trộm lấy của người,

Chủ nó khóc áo não,

Giả sử là Thiên vương,

Cũng còn lấy làm khổ”.

Tội của người sát sanh tuy nặng, chỉ là giặc đối với kẻ bị giết, còn người trộm cắp lại là giặc đối với hết thảy người có của. Nếu phạm các giới khác, có khi không phải là tội đối với trong nước khác, còn người trộm cắp, thì tất cả các nước đều trị tội.

Hỏi: Người cướp đoạt, đời nay có người khen cho là mạnh. Vậy đối với việc cướp đoạt; vì sao phải buông xả?

Ðáp: Không cho là mà trộm lấy, đó là tướng bất thiện. Trong sự cướp đoạt, tuy có so le, nhưng đều là bất thiện. Ví như đồ ăn ngon lẫn lộn chất độc, đồ ăn dở lẫn lộn chất độc; ngon dở tuy khác nhau mà chất độc không khác. Cũng như lúc sáng, lúc tối đạp lửa, ngày đêm tuy khác nhau mà cháy chân thì là một. Ðời nay, người ngu không biết quả báo tội phước trong hai đời, không có lòng nhân từ, thấy người dùng sức xâm lấn nhau, cưỡng đoạt tài sản kẻ khác, khen cho là mạnh, còn chư Phật Hiền Thánh thì thương xót hết thảy, rõ suốt ương họa ba đời không mất, nên không khen ngợi. Do vậy nên biết tội trộm cướp đều là bất thiện, nên người lành và hành giả không làm. Như Phật dạy: “Không cho mà lấy có mười tội. Những gì là mười? 1- Chủ tài vật thường giận. 2-Bị người nghi cho phạm trọng tội. 3- Du hành phi thời, không trù tính. 4- Bạn bè với kẻ ác, xa lìa bậc hiền thiện. 5- Phá tướng lành. 6- Bị tội với quan. 7- Tài vật không vào. 8- Gieo nghiệp nhân duyên của sự nghèo. 9- Chết đọa vào địa ngục. 10- Nếu được ra khỏi mà làm người, siêng khó cầu tài vật, trở thành chung của cả năm nhà là hoặc vua, hoặc giặc, hoặc lửa, hoặc con bất hiếu sử dụng. Cho đến chôn dấu cũng bị mất.

- Tà dâm là, nếu đối với con gái được cha mẹ, anh em, chị em, chồng, con cái, pháp luật thế gian, và phép vua thủ hộ, mà hoặc phạm đến, ấy gọi là tà dâm. Hoặc có người tuy không có ai thủ hộ, mà do pháp thủ hộ. Thế nào là pháp thủ hộ? Là hết thảy người nữ xuất gia và người nữ thọ giới trong một ngày; ấy là pháp thủ hộ. Nếu dùng sức, dùng tài vật, hoặc dụ dỗ, hoặc tự có người vợ thọ giới; có thai, có con đang thời kỳ bú; hoặc phi đạo; cho đến dùng tràng hoa cho dâm nữ để yêu sách. Phạm những điều như vậy gọi là tà dâm. Không làm những điều như vậy gọi là không tà dâm.
Hỏi: Người thủ hộ nên người nổi sân, pháp thủ hộ nên phá pháp, nên gọi là tà dâm. Còn người đối với vợ mình, vì sao cho là tà?

Ðáp: Ðã cho phép vợ thọ giới trong một ngày, đã ở trong pháp, tuy vốn là vợ mà nay không được tự do. Qua khỏi ngày thọ giới, thời chẳng phải là pháp thủ hộ. Lại, người vợ đang mang thai, vì thân thể kia nặng nề, chán thói cũ; lại vì sợ tổn thương bụng chửa; khi con còn thời kỳ bú mà hành dâm mẹ nó thì sữa khô kiệt; lại vì tâm nữ say dâm dục thì không còn săn sóc con. Chỗ phi đạo là không phải nữ căn, tâm người nữ không vui mà cưỡng ép phi lý nên gọi là tà dâm. Những việc ấy không làm, nên không gọi là tà dâm.

Hỏi: Nếu người chồng không biết, không thấy, không phiền não thì người dâm kia có tội gì?

Ðáp: Vì nó là tà. Ðã gọi là tà, ấy là bất chánh, cho nên có tội.

Lại nữa, việc này có các tội lỗi: Tình chồng vợ tuy khác thân mà đồng thể. Cướp tình yêu của người khác, phá bổn tâm của người ta; ấy là giặc, lại mắc trọng tội, tiếng tăm xấu xa, bị người oán ghét, vui ít sợ nhiều, hoặc sợ hình phạt giết chết. Lại sợ chồng và người hai bên biết, thường ưa nói dối, bị Thánh nhân trách mắng là tội của trọng tội.

Lại nữa, người dâm dật nên tự suy nghĩ: “Vợ ta vợ người, đồng là nữ nhân, xương thịt tình thái, kia đây không khác; mà vì sao ta sanh tâm mê lầm ngang trái, chạy theo ý tà?” Người tà dâm phá mất cái vui đời này, đời sau.

Lại nữa, đổi chỗ xoay về mình, để tự chế tâm rằng: “Nếu người kia xâm phạm vợ ta, thời ta giận độc; nếu ta xâm phạm vợ người kia, thời người kia cũng thế khác gì. Suy bụng mình để tự chế cho nên không nên làm”.

Lại nữa, như Phật dạy: “Người tà dâm, sau đọa vào địa ngục cây gươm, chịu đủ mọi khổ. Khi được ra khỏi mà làm người thì gia đạo bất hòa, thường gặp dâm dục, tà vậy, giặc ác. Tà dâm là hoạn nạn ví như Rắn độc, cũng như lửa lớn, không gấp rút xa lánh, thì họa lại ập đến”. Như Phật dạy: “Tà dâm có mười tội: 1- Thường bị phu chủ của người bị dâm muốn làm nguy hại. 2- Chồng vợ bất hòa, thường đấu tranh nhau. 3- Ngày ngày tăng trưởng các pháp bất thiện, tổn giảm các pháp thiện. 4- Không thủ hộ thân, vợ con côi cút. 5- Tài sản mỗi ngày hao mòn. 6- Có các việc dữ, thường bị người nghi. 7- Thân thuộc, tri thức không vui mừng yêu mến. 8- Gieo nghiệp nhân duyên về oan gia. 9- Thân hoại mạng chung, chết vào địa ngục. 10- Nếu được ra khỏi mà làm người nữ, phải chung chồng với nhiều người, còn nếu là người nam, thì vợ không trinh khiết.

- Nói dối là, tâm không thanh tịnh, muốn dối gạt người, che dấu sự thật, xuất lời nói khác, sanh khẩu nghiệp; ấy là nói dối. Tội vọng ngữ là do hai bên cùng hiểu về ngôn ngữ mà có; nếu không cùng hiểu, thì tuy có nói không thật, cũng không có tội nói dối.
Nói dối là, biết nói không biết, không biết nói biết; thấy nói không thấy, không thấy nói thấy; nghe nói không nghe, không nghe nói nghe; ấy là nói dối. Nếu không làm, ấy là không nói dối.

Hỏi: Nói dối có những tội gì?

Ðáp: Người nói dối trước hết tự dối mình, sau dối người. Lấy thật làm hư; lấy hư làm thật, hư thật điên đảo, không thọ nhận thiện pháp. Ví như cái bình úp, nước không vào được. Người nói dối, tâm không tàm quý, đóng bít cửa thiện đạo và Niết-bàn. Quán xét biết tội ấy, cho nên không làm.

Lại nữa, quán xét biết thật ngữ lợi nó rất rộng lớn. Cái lợi của thật ngữ từ nơi mình ra, rất là dễ được. Ðó là cái lực của hết thảy người xuất gia. Công đức như vậy, người tại gia xuất gia đều có cái lợi này. Ðó là tướng của người lành.

Lại nữa, người thật ngữ, tâm họ ngay thẳng, dễ được khỏi khổ. Ví như kéo cây ra chỗ rừng rậm, cây thẳng dễ ra.

Hỏi: Nếu nói dối có tội như vậy, tại sao người ta nói dối?

Ðáp: Có người ngu si thiếu trí, gặp việc khổ ách, nói dối để cầu thoát khỏi, không biết việc pháp xuất đời này mắc tội, không biết đời sau mắc tội báo lớn. Lại có người tuy biết tội nói dối, nhưng vì xan tham sân nhuế, ngu si nhiều cho nên nói dối. . Lại có người tuy không xan tham sân nhuế, mà dối làm chứng tội người, tâm cứ bảo là thật, chết bị đọa vào địa ngục, như đệ tử của Ðề-bà-đạt-đa là Câu-già-ly, thường tìm tòi lỗi lầm của Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên. Lúc ấy hai ngài hạ an cư xong, du hành qua các nước, lúc gặp trời mưa lớn, đến nhà người thợ gốm, nghỉ lại trong nhà chứa đồ đầy gốm. Trong nhà ấy, trước đã có một người nữ ngủ ở chỗ tối, hai ngài không biết. Ðêm đó người nữ nằm mộng xuất bất tịnh, sáng sớm đi đến chỗ có nứơc để rửa. Bấy giờ Câu-già-ly ngẫu nhiên đi qua trông thấy. Câu-già-ly có khả năng xem tướng, biết tình trạng của người có giao hội, mà không biết được có mộng hay không mộng. Câu-già-ly quay nói với đệ tử: “Người nữ này đêm qua đã thông tình với người khác”. Liền hỏi người nữ: “Cô nằm ở chỗ nào?” Ðáp: “Tôi ngủ nhờ trong nhà người thợ gốm”. Lại hỏi: “Cùng với ai?” Ðáp: “Hai Tỳ-kheo”. Lúc ấy hai ngài từ trong nhà đi ra. Câu-già-ly thấy rồi, lại xem tướng xét nghiệm, trong ý cho rằng hai ngài chắc chắn đã làm điều bất tịnh. Trước đã ôm sẵn tâm tật đố, nay thấy việc này, đem rêu rao khắp các thành ấp xóm làng, sau đi đến Kỳ Hoàn, xướng lên tiếng xấu ấy.

Giữa lúc ấy, Phạm-thiên vương đi đến muốn hầu Phật, Phật đã vào tịnh thất, yên lặng trong Tam muội. Chúng các Tỳ-kheo cũng đều đóng phòng vào tam muội, không thể đánh thức được, liền tự suy nghĩ: “Ta cố đến hầu Phật. Phật vào tam muội”, và muốn trở lui, lại nghĩ rằng: “Phật từ định dậy, chắc sẽ không lâu”, nên ngừng lại chốc lát và đi đến trước phòng Câu-già-ly, gõ cửa nói rằng: “Câu-già-ly! Câu-già-ly! Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên tâm thanh tịnh nhu nhuyến, thầy chớ hủy báng mà phải chịu khổ suốt đời”. Câu-già-ly hỏi: “Ông là người nào?” Ðáp: ”Tôi là Phạm-thiên vương!” Hỏi: “Phật nói ông đã được đạo quả A-na-hàm, vì cớ sao đến đây” Phạm-vương tâm suy nghĩ mà nói kệ:

“Muốn lường pháp vô lượng

Không nên thử lấy tướng,

Muốn lường pháp vô lượng,

Người ấy bị che mắt”

Nói kệ ấy xong, Phạm-thiên vương đi đến chỗ Phật, trình bầy đầy đủ ý đó. Phật nói: “Lành thay! Lành thay! Khéo nói kệ ấy”. Bấy giờ Thế Tôn nói lại kệ ấy:

“Muốn lường pháp vô lượng

Không nên thử lấy tướng,

Muốn lường pháp vô lượng,

Người ấy bị che mắt”

Phạm-thiên vương nghe Phật nói xong bỗng nhiên không hiện, liền trở lại cõi Trời. Bấy giờ, Câu-già-ly đi đến chỗ Phật, đầu mặt lễ chân Phật, lui ngồi một bên. Phật nói với Câu-già-ly: ”Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên tâm thanh tịnh nhu nhuyến, ngươi chớ hủy báng mà phải chịu khổ suốt đời”. Câu-già-ly thưa Phật: “Con đối với lời Phật dạy không dám không tin, chỉ vì tự mắt thấy rõ ràng, biết chắc hai Tôn giả thật sự đã hành bất tịnh”. Phật mắng như vậy ba lần, Câu-già-ly cũng ba lần không chịu, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi trở về phòng, toàn thân sanh mụn nhọt, mới đầu như hạt cải, lớn dần như hạt đậu, quả táo, quả nại, càng lớn như quả dưa, đông lại tiêu hoại, như lửa lớn đốt cháy, kêu la rên siết, chết ngay trong đêm ấy, sa vào địa ngục Ðại Liên Hoa.

Bấy giờ có một Phạm-thiên ban đêm đi đến bạch Phật: “Câu-già-ly đã chết”. Lại có một Phạm-thiên nói: ”Bị đọa vào địa ngục Ðại Liên Hoa”.

Ðêm ấy đã qua, Phật bảo chúng Tăng tập họp mà dạy rằng: “Các ông có muốn biết thọ mạng của Câu-già-ly ở địa ngục dài ngắn chăng?” Các Tỳ-kheo thưa: “Nguyện muốn được nghe”. Phật dạy: “Có sáu mươi hộc mè, có một người qua 100 năm lấy đi một hột mè. Cứ như vậy đến hết mà thọ số trong địa ngục A-phù-đà vẫn chưa hết. Thọ số trong hai mươi địa ngục A-phù-đà là thọ số trong một địa ngục Ni-la-phù-đà. Thọ số trong hai mươi địa ngục Ni-la-phù-đà là thọ số trong một địa ngục A-a-la. Thọ số trong hai mươi địa ngục A-a-la là thọ số trong một địa ngục A-bà-bà. Thọ số trong hai mươi địa ngục A-bà-bà là thọ số trong một địa ngục Hưu-hưu. Thọ số trong hai mươi địa ngục Hưu-hưu là thọ số trong một địa ngục Âu-ba-la. Thọ số trong hai mươi địa ngục Âu-ba-la là thọ số trong một địa ngục Phân-đà-lê-ca. Thọ số trong hai mươi địa ngục Phân-đà-lê-ca là thọ số trong một địa ngục Ma-ha-Ba-đầu-ma. Câu-già-ly bị đọa vào địa ngục Ma-ha-Ba-đầu-ma ấy, lưỡi nó bị kéo ra thật lớn, lấy năm trăm cái đinh đâm vào năm trăm cái lưỡi cày cày lên”. Bấy giờ Thế Tôn mới nói kệ:

“Người sanh ở đời,

Búa ở trong miệng,

Sở dĩ chém thân,

Do lời nói ác.

Ðáng mắng lại khen,

Ðáng khen lại mắng,

Miệng chứa điều ác,

Trọn chẳng được vui,

Tâm khẩu nghiệp sanh ác.

Ðọa ngục Ni-la-phù,

Ðầy đủ trăm ngàn đời,

Chịu khổ đau cay độc,

Nếu sanh A-phù-đà,

Ðầy đủ ba mươi sáu,

Lại riêng có năm đời,

Chịu đủ các khổ độc.

Tâm nương tà kiến,

Phá lời Hiền Thánh,

Như tre sinh trái,

Tự hủy thân nó”.

Như vậy, tâm sanh nghi ngờ phỉ báng bèn đi tới quyết định cũng là nói dối. Người nói dối, thậm chí lời Phật cũng chẳng tín thọ. Vì chịu tội như vậy, nên không nên nói dối.

Lại nữa, như con Phật là La-hầu-la, khi còn ấu thơ, chưa biết dè miệng, có người đến hỏi: “Thế Tôn có ở nhà chăng?” Nói dối là: “Không có ở nhà”. Nếu khi Phật không ở nhà, có người hỏi: “La-hầu-la, Phật ở nhà chăng?” Nói dối là: “Phật ở nhà”. Có người. Có người kể lại với Phật, Phật bảo La-hầu-la: “Cầm chậu lấy nước cho Ta rửa chân”. Phật rửa chân xong, bảo: “Úp chậu ấy lại”. Theo lời dạy, La-hầu-la liền úp lại, Phật bảo La-hầu-la: “Lấy nước rót lên”. Rót xong, Phật hỏi: “Nước có vào trong chậu chăng?” Thưa: “Bạch Thế Tôn, không vào”. Phật bảo La-hầu-la: “Cũng như vậy. Người không biết tàm qúy, sự nói dối che tâm, đạo pháp không vào được”. Như Phật dạy: Nói dối có mười tội: 1- Hơi miệng hôi. 2- Thiên thần xa lánh, kẻ phi nhân được tiện lợi. 3- Tuy có nói thật không ai tin thọ. 4- Người trí mưu nghị, thường không được tham dự. 5- Thường bị phỉ báng, bị tiếng xấu ác đồn khắp thiên hạ. 6- Không được người cung kính, tuy có dạy bảo, người ta không thừa nhận ứng dụng. 7- Thường nhiều ưu sầu. 8- Gieo nghiệp nhân duyên cho sự phỉ báng. 9- Thân hoại mạng chung sẽ sa vào địa ngục. 10- Nếu được ra làm người, phi thường bị phỉ báng. Các thứ như vậy không làm, ấy là không nói dối, gọi là thiện luật nghi của miệng.

- Không uống rượu là, rượu có ba thứ. 1- Rượu gạo, 2- Rượu quả, 3- Rượu cây thuốc. Rượu quả là quả nho, quả A-lê-tra, các thứ như vậy gọi là Rượu quả. Rượu cây thuốc là các thứ cây thuốc hòa hợp với gạo, men trong nước mía, có thể biến thành Rượu, giống như Rượu sữa thú, tất cả sữa nóng đều có thể làm Rượu được. Nói tóm, các thứ như vậy hoặc khô hoặc ướt, hoặc thanh hoặc trược có thể khiến tâm người biến động phóng dật, đều gọi là Rượu. Tất cả đều không nên uống, ấy gọi là không uống Rượu.

Hỏi: Rượu có thể trừ lạnh, ích thân, làm cho tâm hoan hỷ, vì sao không uống?

Ðáp: Ích thân rất ít mà hại thân rất nhiều, cho nên không nên uống. Ví như đồ ăn ngon trong đó có lẫn độc. Là những độc gì? Như Phật nói với Ưu-bà-tắc Nan-đề-ca: “Rượu có 35 điều hại: 1- Hiện đời tài vật hao kiệt, vì sao? Vì người uống rượu say, tâm không biết tiết chế giới hạn, phí dụng vô độ. 2- Cửa ngõ cho mọi tật bệnh. 3- Gốc của sự đấu tranh. 4- Lõa lồ không biết hổ. 5- Tiếng tăm xấu xa. 6- Không ai kính trọng. 7- Vật đáng được lại không được, vật có được lại bị tan mất. 8- Những việc kín đáo đem nói hết với người. 9- Các sự nghiệp bị bỏ phế không thành. 10- Say là gốc sầu muộn, vì sao? Trong khi say gây nhiều tội lỗi. 11- Thân lực càng kém sút. 12- Thân sắc bại hoại. 13- Không biết thờ kính cha. 14- Không biết thờ kính mẹ. 15- Không kính Sa-môn. 15- Không kính Bà-la-môn. 16- Không kính Bác, chú và các vị tôn trưởng, vì sao? Vì khi say hôn muội hoảng hốt, không phân biệt được gì. 18- Không tôn kính Phật. 19- Không kính Pháp. 20- Không kính Tăng. 21- Bè bạn với kẻ ác. 22- Xa lìa bậc hiền thiện. 23- Làm người phá giới. 24- Không tàm quý. 25- Không thủ hộ các căn. 26- Phóng túng sắc dục. 27- Bị người ganh ghét không ưa thấy. 28- Bị các thân tộc tôn qúy và các hàng trí thức đuổi bỏ. 29- Hành pháp bất thiện. 30- Vứt bỏ thiện pháp. 31- Bị ngừơi sáng kẻ trí không tin dùng, vì sao? Vì phóng dật theo rượu. 32- Xa lìa Niết-bàn. 33- Gieo nhân duyên về sự cuồng si. 34- Thân hoại mạng chung đọa vào trong địa ngục, ác đạo. 35- Nếu được làm người, nơi sanh ra thường phải điên cuồng lẩn thẩn. Vì các điều tai hại như thế, cho nên không uống, như kệ nói:

“Rượu, mất tướng giác tri,

Thân sắc trược mà xấu,

Trí tâm động mà loạn,

Tàm qúy đã bị cướp.

Thất niệm, tăng sân hận,

Mất vui, hủy tôn tộc,

Như vậy tuy gọi uống,

Thật là uống độc chết.

Không đáng giận mà giận,

Không đáng cười mà cười,

Không đáng khóc mà khóc

Không đáng đánh mà đánh,

Không đáng nói mà nói,

Chẳng khác chi người cuồng,

Cướp các công đức lành.

Người biết hổ không uổng

Bốn tội như vậy không làm, là luật nghi thiện của thân. Không nói dối là luật nghi thiện của miệng, gọi là năm giới luật nghi Ưu-bà-tắc.

Hỏi: Nếu giữ tám luật nghi (thân có 3, miệng có 4 và không uống Rượu) và nuôi sống cách trong sạch, gọi là giới, vậy vì sao Ưu-bà-tắc đối với trong luật nghi của miệng không có 3 luật nghi (nói hai lưỡi, nói ác, nói thêu dệt) và nuôi sống cách trong sạch?

Ðáp: Hàng cư sĩ tại gia, thọ dục lạc ở đời, chỉ kiêm tu phước đức, không thể tu hết các giới pháp, cho nên Phật chỉ khiến giữ năm giới.

Lại nữa, trong bốn thứ khẩu nghiệp, nghiệp nói dối là nặng nhất. Lại nữa, nói dối là sanh tâm cố làm, còn các nghiệp khác (nói hai lưỡi v.v...) hoặc cố tâm làm, hoặc không cố tâm làm.

Lại nữa, chỉ nói dối là gồm đủ ba thứ kia.

Lại nữa, trong các thiện pháp, chơn thật là lớn nhất. Nếu nói lời chơn thật là đã gồm đủ được bốn thứ chánh ngữ.

Lại nữa, hàng cư sĩ ở đời, còn phải làm quan xử lý sự việc, sứ giả của nghiệp nhà, cho nên khó giữ được giới không nói ác. Nói dối là cố ý làm. Vì là việc trọng nên chẳng nên làm.

Năm giới này có năm bậc lãnh thọ là năm hạng Ưu-bà-tắc : 1- Nhất phần hành Ưu-bà-tắc, 2- Thiểu phần hành Ưu-bà-tắc, 3- Ða phần hành Ưu-bà-tắc, 4- Mãn phần hành Ưu-bà-tắc, 5- Ðoạn dâm Ưu-bà-tắc.

Nhất phần hành là ở trong năm giới chỉ thọ được một giới, không thể thọ trì bốn giới kia.

Thiểu phần hành là hoặc thọ được hai giới, hoặc thọ được ba giới.

Ða phần hành là thọ được bốn giới.

Mãn phần hành thọ trì đủ năm giới.

Ðoạn dâm là sau khi thọ ngũ giới, ở trước Thầy lại phát lời thề rằng: “Tôi đối với vợ mình không còn hành dâm”, ấy gọi là năm giới, như Phật dậy kệ rằng:

“Không giết cũng không trộm.

Cũng không có tà dâm,

Thật ngữ, không uống rượu

Chánh mạng với tịnh tâm,

Nếu làm được như vậy,

Trừ lo sợ hai đời,

Giới phước thường theo thân,

Thường cùng với trời người.

Hoa sáu thời ở đời,

Màu tươi sáng cùng phát,

Vì hoa một năm này,

Trên trời một ngày đủ.

Cây trời tự nhiên sanh,

Tràng hoa và anh lạc,

Hoa đỏ như đèn chiếu,

Các màu xen lẫn nhau.

Ao trời vô ương số,

Bao nhiêu thứ màu sắc,

Tinh bạch ánh mặt trời,

Nhẹ kín không xen hở.

Thêu dệt chiếu sắc vàng,

Văn vẻ như hơi mây.

Áo thượng diệu như vậy,

Ðều từ cây trời ra.

Ngọc sáng hoa tai trời,

Xa cừ sáng tay chân,

Áo mặc đẹp tùy tâm,

Cũng từ cây trời ra.

Hoa vàng cọng lưu ly,

Kim-cương làm tua hoa,

Mềm dịu hương thơm ngát,

Ðều từ ao báu ra.

Ðàn cầm, tranh, không hầu,

Trang xức bằng bảy báu,

Ðồ đẹp nên tiếng trong,

Cũng đều từ cây ra.

Cây Ba-lỵ-chất-đa,

Vua giữa các cây trời,

Tại vườn hoan hỷ kia

Không có đâu sánh bằng.

Giữ giới là cày ruộng,

Cây trời từ đó ra,

Bếp trời vị cam-lồ,

Uống ăn trừ đói khát.

Gái trời không giam ngại,

Không có nạn mang thai,

Ðược vui vẻ tự nhiên,

Ăn, khỏi nạn đại tiểu.

Giữ giới thường nhiếp tâm,

Ðược sanh chỗ tự do,

Vô sự cũng vô nạn,

Thường được vui thỏa chí.

Chư thiên được tự tại,

Lo khổ không còn sanh,

Nghĩ muốn gì liền đến.

Thân quang chiếu tối tăm.

Các thứ vui như vậy,

Ðều do thí và giới,

Nếu muốn được báo ấy,

Hãy nên tự gánh sức”.

Hỏi: Nay nói giới Ba-la-mật sẽ được thành Phật, vì sao lại tán thán phước báo cõi Trời?

Ðáp: Phật dạy ba sự chắc chắn được quả báo không sai: Bố thí được đại phước, Trì giới được sanh chỗ tốt, Tu định được giải thoát. Nếu riêng trì giới chỉ được sanh chỗ tốt, nếu tu định, trí tuệ, từ bi hòa hợp thì được đạo quả ba thừa. Nay chỉ tán thán trì giới hiện đời được công đức, tiếng tăm, an vui, đời sau được quả báo, như bài kệ đã tán thán. Ví như con nít, lấy đường bọc thuốc đắng, sau mới uống được. Nay trước hết tán thán phước đức của sự trì giới, vậy sau người ta mới trì giới được. Trì giới rồi, lập thệ nguyện lớn, được đi đến Phật đạo, ấy là trì giới sanh Giới Ba-la-mật.

Lại vì hết thảy người đều ưa đắm sự vui. Trong sự vui của thế gian, vui trên trời là hơn cả. Nếu nghe các thứ khoái lạc trên rời, liền thọ trì giới. Sau lại nghe nói trên trơì vô thường sanh tâm nhàm chán, nên có thể cầu giải thoát. Lại nghe vô lượng công đức của Phật, nếu có tâm từ bi phát sanh, nương giới Ba-la-mật sẽ được đạt đến Phật đạo. Do lẽ đó, tuy nói phước báo của giới mà không lỗi.

Hỏi: Hàng cư sĩ tại gia, chỉ thọ năm giới ấy hay còn có pháp gì khác?

Ðáp: Còn có giới thọ trì trong một ngày thọ vào trong sáu ngày trai, công đức vô lượng. Hoặc trong mười hai tháng, từ một ngày đến mười lăm ngày thọ trì giới này, được phước đức rất nhiều.

Hỏi: Làm sao để thọ giới trong một ngày?

Ðáp: Cách thọ giới một ngày, là quỳ thẳng chắp tay (trước giới sư) nói như vầy: “Con tên ... nay một ngày một đêm Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng”. Nói như vậy tiếp quy y lần thứ hai, lần thứ ba.

“Con tên .... Quy y Phật rồi, Quy y Pháp rồi, Quy y Tăng rồi”. Nói như vậy tiếp lần thứ hai, lần thứ ba Quy y rồi.

“Con tên là ... hoặc thân nghiệp bất thiện, khẩu nghiệp bất thiện, ý nghiệp bất thiện, vì tham dục sân nhuế, ngu si. Hoặc đời này hoặc đời trước, có các tội như vậy, ngày nay thành tâm sám hối. Thân được thanh tịnh, miệng được thanh tịnh, thọ trì tám giới”. Ấy là Bồ-tát, Tàu dịch là thiện túc (ngủ yên lành).

“Như chư Phật, trọn đời không sát sanh, con tên là ... trong một ngày một đêm không sát sanh, cũng như vậy”.

“Như chư Phật, trọn đời không trộm cắp, con tên là ... trong một ngày một đêm không trộm cắp, cũng như vậy”.

“Như chư Phật, trọn đời không dâm dục, con tên là ... trong một ngày một đêm không dâm dục, cũng như vậy”.

“Như chư Phật, trọn đời không nói dối, con tên là ... trong một ngày một đêm không nói dối, cũng như vậy”.

“Như chư Phật, trọn đời không uống rượu, con tên là ... trong một ngày một đêm không được uống rượu, cũng như vậy”.

“Như chư Phật, trọn đời không ngồi giường cao lớn, con tên là ... trong một ngày một đêm không ngồi giường cao lớn, cũng như vậy”.

“Như chư Phật, trọn đời không đeo tràng hoa, không xoa hương, không mặc áo ướp hương, con tên là ... trong một ngày một đêm không đeo tràng hoa, không xoa hương, không mặc áo ướp hương, cũng như vậy”.

“Như chư Phật, trọn đời không tự ca múa làm vui, không đi xem nghe, con tên là ... trong một ngày một đêm không tự ca múa làm vui, không đi xem nghe, cũng như vậy”.

“Ðã thọ tám giới, như chư Phật, trọn đời không ăn quá ngọ, nay con tên là ... trọn một ngày một đêm không ăn quá ngọ, cũng như vậy”.

“Con tên là ... thọ hành tám giới theo học pháp của chư Phật, gọi là Bồ-tát. Nguyện giữ phước báo Bồ-tát này, đời đời không bị đọa vào đường ác, tám nạn. Con cũng không cầu cái vui trong thế giới Chuyển luân Thánh vương, Phạm-thiên, Ðế-thích-thiên-vương, chỉ nguyện dứt hết các phiền não, kíp được Tát-bà-nhã (trí tuệ) thành tựu Phật đạo”.

Hỏi: Làm thế nào để thọ năm giới?

Ðáp: Quỳ thẳng chắp tay (trước giới sư) nói rằng: “Con tên là... Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng”. Nói như vậy lần thứ hai, lần thứ ba.

“Con tên là... Quy y Phật rồi, Quy y Pháp rồi, Quy y Tăng rồi”. Nói như vậy tiếp lần thứ hai, lần thứ ba.

“Con là Ưu-bà-tắc của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, xin chứng trí cho con tên là ... từ ngày nay cho đến trọn đời Quy y”.

Giới sư nên nói: “Ưu-bà-tắc, ngươi hãy lắng nghe: Ðức Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, biết người, thấy người, vì hàng Ưu-bà-tắc thuyết ra năm giới này, ngươi hãy trọn đời thọ trì. Những gì là năm?

- Trọn đời không sát sanh là giới Ưu-bà-tắc. Trong đây trọn đời không nên cố ý sát sanh. Việc này nếu giữ được, hãy trả lời: Dạ, giữ được.

- Trọn đời không trộm cắp là giới Ưu-bà-tắc. Trong đây trọn đời không nên trộm cắp. Việc này nếu giữ được, hãy trả lời: Dạ, giữ được.

- Trọn đời không tà dâm là giới Ưu-bà-tắc. Trong đây trọn đời không nên tà dâm. Việc này nếu giữ được, hãy trả lời: Dạ, giữ được.

- Trọn đời không nói dối là giới Ưu-bà-tắc. Trong đây trọn đời không nên nói dối. Việc này nếu giữ được, hãy trả lời: Dạ, giữ được.
- Trọn đời không uống rượu là giới Ưu-bà-tắc. Trong đây trọn đời không nên uống rượu. Việc này nếu giữ được, hãy trả lời: Dạ, giữ được.

Ấy là năm giới Ưu-bà-tắc, trọn đời thọ trì.
Nên cúng dường Tam bảo là Phật bảo, Pháp bảo, Tỳ-kheo Tăng bảo, siêng tu phước để cầu Phật đạo.

Hỏi: Vì sao trong sáu ngày trai, thọ tám giới, tu phước đức?

Ðáp: Vì các ngày ấy ác Qủy theo dõi người, muốn cướp mạng người, gây tật bệnh, hung dữ suy bại làm cho người không yên lành. Do vậy lúc kiếp sơ, các thánh nhân dạy ngừơi trì trai, tu thiện, làm phước để tránh sự hung, suy. Lúc ấy trai pháp không phải thọ tám giới, chỉ trong một ngày không ăn là trai. Sau này Phật ra đời, mới dạy rằng: “Các người hãy một ngày, một đêm giống như chư Phật giữ tám giới, và quá ngọ không ăn. Công đức ấy đưa người đến Niết-bàn”. Như trong kinh Tứ-thiên-vương, Phật dạy: “Mỗi tháng sáu ngày trai, Thái tử sứ giả và bốn Thiên-vương, tự xuống trần gian quan sát chúng sanh, nếu thấy ít người bố thí, trì giới, hiếu thuận cha mẹ, liền trở lên trời Ðao-lợi các với Ðế-thích. Ðế-thích, chư thiên đều không vui, nói rằng: “Giống A-tu-la nhiều, giống chư thiên ít”. Nếu có nhiều bố thí, trì giới, hiếu thuận cha mẹ thì Ðế-thích, chư thiên tâm đều hoan hỷ, nói rằng: “Chư thiên tăng ích, chúng A-tu-la tổn giảm”, Bấy giờ Thích-đề-bà-na-dân thấy chư thiên tâm hoan hỷ nên thuyết kệ rằng:

“Tháng sáu ngày thần đạo,

Thọ trì giới thanh tịnh,

Người ấy tuổi thọ hết,

Công đức ắt như ta”.


Phật bảo với các Tỳ-kheo: “Thích-đề-hoàn-nhơn không nên thuyết kệ như vậy. Vì Thích-đề-hoàn-nhơn còn bị năm suy tướng và ba độc chưa trừ, cớ sao nói dối là giữ giới một ngày, công đức phước báo ắt như ta?”
Nếu nói: “Thọ trì giới ấy, chắc được như chư Phật” mới là lời nói thật. Bởi nhân duyên được các Ðại thiên tôn hoan hỷ nên được phước tăng nhiều.
Lại nữa, trong sáu ngày trai ấy, Qủy ác hại người, não loạn tất cả. Nếu ở chỗ xóm làng, gò đồi, quận huyện, quốc ấp nào có người lành trì trai, thọ giới, do nhân duyên ấy, ác qủy tránh xa, trú xứ an ổn. Do vậy, nên sáu ngày trì trai, thọ giới được phước tăng nhiều.
Hỏi: Vì sao các bọn Qủy ác dùng sáu ngày ấy để não hại người?

Ðáp: Trong kinh Thiên Ðịa Bổn Khởi nói: “Lúc kiếp mới thành, có con của Dị Phạm-thiên vương là cha các qủy thần, tu khổ hạnh theo Phạm-chí, đủ mười hai năm trên trời, trong sáu ngày này cắt thịt, xuất huyết, lấy để trong lửa. Do vậy nên các Qủy Thần trong sáu ngày này, bèn có thế lực.

Hỏi: Cha các Qủy thần, tại sao trong sáu ngày này cắt thịt, xuất huyết, lấy để trong lửa?

Ðáp: Trong các thần, Ma-hê-thủ-la thần là lớn hơn cả, các thần đều có nhật phần. Ma-hê-thủ-la mỗi tháng có bốn nhật phần là ngày mồng 8, 2, 3, 14, 29, và các thần khác mỗi tháng có hai nhật phần là ngày mồng 1 và ngày 16, hoặc ngày mồng 2 và ngày 17, còn ngày 15 và ngày 30 là thuộc tất cả thần. Ma-hê-thủ-la là chủ của các Thần, nên được nhiều ngày hơn. Kể cả bốn ngày kia là trai, còn hai ngày thuộc tất cả Thần cũng kể là trai. Do vậy nên trong sáu ngày này các Qủy Thần có thế lực.

Lại nữa, cha các Qủy thần, trong sáu ngày này cắt thịt, xuất huyết, lấy để trong lửa quá mười hai năm, Thiên vương đi xuống nói với con rằng: “Ngươi cầu nguyện gì?” Ðáp: “Cầu có con”. Thiên vương nói: “Phép cúng dường của tiên nhân là đốt hương, quả ngọt và các vật thanh tịnh. Sao ngươi lấy huyết thịt để trong lửa, làm như pháp tội ác? Ngươi phá thiện pháp, ưa làm việc ác, chỉ khiến ngươi sanh con ác, ăn thịt, uống máu”. Ngay trong khi đang nói lời ấy, trong lửa có tám đại Qủy xuất hiện, thân đen như mực, tóc vàng, mắt đỏ, có ánh sáng lớn. Tất cả các Qủy thần đều từ tám Qủy thần này sinh ra. Do vậy nên trong sáu ngày này cắt thịt, xuất huyết, lấy để trong lửa, mà có được thế lực. Còn như trong Phật pháp, ngày không có tốt xấu, chỉ tùy theo nhân duyên các ngày hung dữ của thế gian mà dạy trì trai thọ giới thôi.
Hỏi: Năm giới và giới một ngày, giới nào hơn?

Ðáp: Có nhân duyên nên hai giới bằng nhau. Nhưng năm giới thì giữ trọn đời, còn tám giới chỉ giữ trong một ngày. Năm giới thường giữ, thời gian nhiều mà giới lại ít. Còn giới một ngày thì thời gian ít mà giới lại nhiều.

Lại nữa, nếu không có đại tâm tuy trọn đời giữ giới, không bằng chỉ có đại tâm giữ giới một ngày. Ví như kẻ mềm yếu làm tướng, tuy cầm quân trọn đời, mà trí dũng không đủ, cuối cùng không có công danh. Nếu như kẻ anh hùng hăng hái, lập tức bình định họa loạn, công trạng một ngày mà trùm cả thiên hạ. Hai thứ giới này là pháp của Ưu-bà-tắc tại gia. Hạng tại gia trì giới có bốn bậc: Có hạ, trung, thượng, có thượng thượng.

Hạ nhân trì giới chỉ vì cái vui đời này, hoặc vì sợ hãi, vì vinh dự, tiếng tăm, hoặc vì phép nhà, chiều theo ý người, hoặc tránh khổ dịch, cầu khỏi ách nạn. Các thứ như vậy gọi là hạ nhân trì giới.

Trung nhân trì giới, là hạng người giàu sang, vui chơi thích ý, mà hoặc vì mong phước lạc đời sau, khắc kỷ tự gắng, ngày chịu khổ ít mà được lợi rất nhiều. Suy nghĩ như vậy, nên kiên cố trì giới. VÍ như người buôn bán, đi ra xa vào sâu, được lợi chắc chắn nhiều. Phước của sự trì giới, làm cho người ta hưởng phước lạc đời sau cũng như vậy.

Thượng nhân trì giới là vì cầu Niết-bàn. Biết các pháp thảy đều vô thường, muốn cầu lìa khổ, thường vui vô vi.

Lại nữa, người trì giới tâm không hối hận, tâm không hối hận nên được vui mừng, được vui mừng nên được nhất tâm, được nhất tâm nên được thật trí, được thật trí nên được có tâm nhàm chán, được có tâm nhàm chán nên được ly dục, được ly dục nên được giải thoát, được giải thoát nên được Niết-bàn. Trì giới như vậy là căn bản của các thiện pháp.

Lại nữa, trì giới là cửa ngõ sơ khởi của tám chánh đạo, cửa ngõ sơ khởi để vào đạo, chắc chắn đi đến Niết-bàn.

CHƯƠNG 23

GIẢI THÍCH: TÁN THÁN NGHĨA THI-LA BA-LA-MẬT

Hỏi: Như trong Tám chánh đạo, Chánh ngữ, Chánh nghiệp ở giữa, Chánh kiến, Chánh hạnh ở đầu. Nay vì sao nói trì giới là cửa ngõ sơ khởi của Tám chánh đạo?

Ðáp: Lấy số để nói, cái lớn là đầu, Chánh kiến rất lớn cho nên ở đầu.

Lại nữa, vì sự hành đạo lấy chánh kiến làm trước tiên; còn các pháp theo thứ tự, nên giới ở trước. Ví như làm nhà, nóc mái xà nhà tuy lớn, mà do đất trước tiên.

Thượng nhân trì giới là vì thương xót chúng sanh, vì Phật đạo, vì biết rõ các pháp, cầu thật tướng, không vì sợ ác đạo, không cầu vui. Các thứ như vậy, là thượng nhân trì giới, ấy là bốn. Gọi chung là giới Ưu-bà-tắc.

Giới xuất gia cũng có bốn hạng: 1- Giới Sa-di, Sa-di-ni, 2- Giới Thức-xoa-ma-na, 3- Giới Tỳ-kheo-ni, 4- Giới Tỳ-kheo-Tăng.

Hỏi: Nếu giới tại gia được sanh lên cõi Trời, được Bồ-tát đạo, cũng được Niết-bàn, thì còn cần gì đến giới xuất gia?

Ðáp: Tuy cùng đắc độ, nhưng có khó dễ khác nhau. Tại gia bị các nghiệp vụ sanh kế, nếu muốn chuyên tâm vào Ðạo pháp, thời gia nghiệp bị bỏ phế, nếu muốn chuyên lo gia nghiệp thời đạo nghiệp phải bỏ phế. Không lấy không bỏ, mới là cách đáng nên làm, ấy gọi là khó. Nếu xuất gia lìa tục, dứt các rối loạn, một bề chuyên tâm hành đạo là dễ.

Lại nữa, tại gia ồn ào, nhiều chuyện nhiều việc, là gốc của kiết sử, chỗ chứa các điều ác, thế nên rất khó. Nếu xuất gia, ví như có người ra ở chỗ đồng trống không người mà chuyên nhất tâm, không nghĩ không lo, các tưởng bên trong đã trừ, thì các việc bên ngoài cũng mất, như kệ nói:

“Ngồi tịnh giữa cây rừng,

Yên lặng dứt các ác,

Ðiềm đạm được nhất tâm,

Vui ấy hơn vui trời.

Người cầu lợi giàu sang,

Áo đẹp nệm giường tốt,

Vui ấy chẳng an ổn,

Vì cầu không nhàm đủ.

Ca-sa đi khất thực,

Ðộng chỉ tâm thường nhất,

Tự lấy mắt trí tuệ,

Quán biết các pháp thật.

Trong các thứ pháp môn.

Ðều bình đẳng quán vào,

Tâm sáng tuệ vắng lặng,

Ba cõi không bì kịp”.

Do vậy nên biết xuất gia tu giới hành đạo là dễ.

Lại nữa, xuất gia tu giới, được vô lượng thiện luật nghi, tất cả được đầy đủ; vì vậy nên hàng áo trắng nên xuất gia thọ giới.

Lại nữa, trong Phật pháp, xuất gia pháp là khó tu nhất. Như Phạm-chí Diêm-phù-khư-đề hỏi Xá-lợi-phất: “Trong Phật pháp việc gì khó nhất?” Xá-lợi-phất đáp: “Xuất gia là khó”. Lại hỏi: “Xuất gia khó gì?” Ðáp: “Xuất gia vui thích pháp là khó. Ðã được vui thích pháp, còn có gì khó? Tu các thiện pháp khó, vì vậy nên cần xuất gia”.

Lại nữa, nếu người khi xuất gia thì Ma vương kinh hãi nghi rằng: “Người này các kiết sử sắp mỏng, chắc chứng được Niết-bàn, đứng vào số Tăng bảo”.

Lại nữa, trong Phật pháp, người xuất gia tuy hủy phá hình dung, đọa vào chỗ tội, mà khi hết tội được giải thoát. Như trong kinh Uất-bát-la-hoa Tỳ-kheo-ni Bổn Sanh nói: “Lúc Phật tại thế, Tỳ-kheo-ni này chứng được A-la-hán, đủ sáu thần thông, đi vào nhà quý nhân, thường khen ngợi pháp xuất gia, nói với các phụ nữ quý nhân rằng: “Chị em nên xuất gia!” Các phụ nữ quý nhân nói: “Chúng tôi thiếu niên tráng kiện, dung sắc đầy đặn tốt đẹp, giữ giới rất khó, hoặc sẽ phải phá giới”. Tỳ-kheo-ni nói: “Chỉ cần xuất gia, phá giới thì phá”. Hỏi: “Phá giới thì sẽ bị đọa vào địa ngục, làm sao mà phá được?” Ðáp: “Ðọa địa ngục thì đọa”. Các phụ nữ quý nhân đều cười nói rằng: “Ở địa ngục chịu tội, làm sao đọa được?” Tỳ-kheo-ni nói: “Tôi tự nhớ thân kiếp trước là con gái làm trò, kể lại sự tích cũ, có khi mặc áo Tỳ-kheo-ni để làm trò cưới. Do nhân duyên ấy, mà thời đức Phật Ca-diếp tôi là Tỳ-kheo-ni, tự ỷ giòng họ cao quý, đoan chánh, tâm sanh kiêu ngạo mà phá cấm giới. Vì tội phá giới phải đọa địa ngục chịu đủ các tội. Chịu tội xong, may gặp đức Phật Thích-ca Mâu-ni mà xuất gia, được chứng đạo quả A-la-hán, đủ sáu thần thông. Vì vậy nên biết xuất gia thọ giới, tuy lại phá giới, mà do giới nhân duyên nên được chứng đạo quả A-la-hán. Nếu chỉ làm ác, mà không có giới nhân duyên thì chẳng đắc đạo. Tôi thửơ trước đời đời đọa địa ngục, từ địa ngục ra làm người ác, người ác chết lại trở vào địa ngục mà chẳng được gì. Nay lấy việc này làm chứng mà biết rằng xuất gia thọ giới, tuy lại phá giới; song nhờ giới nhân duyên mà có thể đắc đạo quả.

Lại nữa, như khi Phật ở tại Kỳ Hoàn, có một Bà-la-môn say đi đến chỗ Phật, xin làm Tỳ-kheo. Phật sai A-nan cạo đầu, cho mặc áo Pháp. Khi tỉnh dậy, thấy thân mình sao nay bỗng thành Tỳ-kheo, liền bỏ chạy. Các Tỳ-kheo hỏi Phật: “Sao cho người Bà-la-môn say ấy làm Tỳ-kheo?” Phật dạy: “Bà-la-môn ấy, trong vô lượng kiếp, lúc đầu không hề có tâm xuất gia, nay nhân say rượu nên mới tạm thời phát tâm chút ít. Nhờ nhân duyên ấy, sau sẽ xuất gia đắc đạo”. Do các thứ nhân duyên như vậy, cái lợi của sự xuất gia có công đức vô lượng. Thế nên hàng cư sĩ tuy có thọ năm giới mà không bằng xuất gia.

Luật nghi xuất gia có bốn hạng là Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na, Tỳ-kheo-ni và Tỳ-kheo.

Làm thế nào Sa-di, Sa-di-ni được xuất gia thọ giới pháp? Hàng cư sĩ muốn cầu xuất gia, thì nên cầu hai sư: 1- Hòa thượng, 2- A-xà-lê. Hòa thượng như cha, A-xà-lê như mẹ. Vì bỏ cha mẹ sanh ra nên cầu cha mẹ xuất gia. Mặc y cà sa, cạo bỏ râu tóc, hai tay cầm hai chân Hòa thượng . Vì sao cầm chân? Theo phép ở xứ Thiên Trúc cho việc cầm chân là sự cung kính cúng dường cao nhất. Vị A-xà-lê nên dạy mười giới, đúng như cách thọ giới. Sa-di-ni cũng như vậy, chỉ lấy Tỳ-kheo-ni làm Hòa thượng. Thức-xoa-ma-na thọ trì sáu pháp trong hai năm.

Hỏi: Sa-di thọ mười giới, bèn thọ Cụ túc giới, còn trong pháp Tỳ-kheo–ni, sao lại phải có Thức-xoa-ma-na, sau mới được thọ Cụ túc giới?

Ðáp: Lúc Phật còn tại thế, có người vợ một ông trưởng giả, không biết mình đã mang thai, xuất gia thọ Cụ túc giới. Sau đó thân càng hiện to lớn, các ông trưởng giả cơ hiềm các Tỳ-kheo. Nhân đó Phật chế hai năm học giới, thọ trì sáu pháp, vậy sau mới cho thọ Cụ túc giới.

Hỏi: Nếu vì cơ hiềm, Thức-xoa-ma-na há lại không gây cơ hiềm?

Ðáp: Thức-xoa-ma-na chưa thọ Cụ túc, ví như trẻ con, cũng như người giúp việc, tuy có tội uế, người ta không cơ hiềm.

Thức-xoa-ma-na ấy có hai hạng: Một là đồng nữ 18 tuổi thọ sáu pháp, hai là mười tuổi gả chồng được thọ sáu pháp. Nếu thọ giới Cụ túc thì phải ở giữa hai bộ Tăng sắm đủ năm y và bình bát. Tỳ-kheo-ni làm Hòa thượng và giáo sư. Tỳ-kheo làm giới sư. Ngoài ra, đúng như phép thọ giới. Nói lược thì có 500 giới, nói rộng thì có 8 vạn giới. Khi kiết-ma lần thứ ba xong, là được vô lượng luật nghi, thành tựu Tỳ-kheo-ni.

Tỳ-kheo thời có 3 y và bình bát, 3 sư, 10 Tăng, đúng như pháp thọ giới. Nói lược có 250 giới, nói rộng thời có 8 vạn giới. Khi kiết-ma lần thứ ba xong, là được vô lượng luật nghi (thành Tỳ-kheo), gọi chung là giới, ấy là Thi-la.

(Hết cuốn 13 theo bản Hán)

 

 

 

Cuốn 14

GIẢI THÍCH: THI-LA BA-LA-MẬT

Hỏi: Ðã biết tướng của Thi-la. Thế nào là Thi-la Ba-la-mật?

Ðáp: Có người nói: Bồ-tát trì giới, thà tự mất thân, không hủy phá giới nhỏ, ấy là Thi-la Ba-la-mật”. Như trên, ở trong kinh Tô-đà-tô Ma-vương nói: “Không tiếc thân mạng để toàn cấm giới’. Như tiền thân Bồ-tát, từng làm Rồng độc sức mạnh. Nếu chúng sanh nào ở trước mặt mà thân lực yếu, thì lấy mắt nhìn liền bị chết, còn thân lực mạnh thì phun hơi đến liền bị chết”. Rồng độc ấy thọ giới một ngày, xuất gia cầu yên lặng, đi vào giữa rừng cây tư duy, lâu quá, mệt mỏi mà ngủ. Theo pháp của Rồng thì khi ngủ hình trạng như Rắn, thân có văn vẻ, sắc màu bảy báu.

Người thợ săn trông thấy kinh dị vui mừng, tự nói rằng: “Lấy thứ da hiếm có khó được này đem dâng Quốc vương để phục sức, chẳng nên ư?” Nghĩ vậy liền lấy gậy đè đầu, lấy dao lóc da.

Rồng tự suy nghĩ: “Sức ta làm gì không được, lật nhào cả nước này như lật bàn tay. Người này bé nhỏ, sao dám làm khốn ta?” Nhưng ta nay vì trì giới, không kể thân này, nên theo lời Phật”.

Thế nên tự nhẫn, mắt không nhìn, ngậm hơi không thở, thương xót người ấy. Vì trì giới màmột lòng chịu cắt xẻ, không sanh tâm hối hận. Ðã bị mất da, thịt đỏ nằm trên đất, gặp lúc trời rất nóng, quay lăn ra đất, muốn đi đến chỗ nước lớn, lại thấy các tiểu trùng rúc ăn thân mình, mà vì trì giới nên không dám động. Tự suy nghĩ: “Nay thân này của ta, có thể thí cho các loài trùng, là vì Phật đạo. Ngày nay lấy thịt thí để làm sung túc cho thân nó, ngày sau thành Phật sẽ lấy pháp thí để làm lợi ích cho tâm nó”. Thề nguyện như vậy xong, thân khô mạng chết , liền sanh lên cõi trời Ðao-lợi thứ hai.

Rồng độc bấy giờ chính nay là Thích-ca Văn Phật. Người thợ săn chính nay là Ðề-bà-đạt-đa và Lục sư vậy. Các tiểu trùng chính là tám vạn chư Thiên đắc đạo khi đức Phật Thích-ca Văn sơ Chuyển pháp luân. Bồ-tát hộ giới, không tiếc thân mạng, quyết định không hối tiếc. Việc ấy như vậy, ấy gọi là Thi-la Ba-la-mật.

Lại nữa, Bồ-tát trì giới vì Phật đạo, phát thệ nguyện lớn, quyết độ chúng sanh, không cầu cái vui đời này đời sau, không vì tiếng tăm danh lợi, cũng không vì sớm cầu Niết-bàn riêng cho mình, chỉ vì chúng sanh chìm đắm trong trường lưu, bị ân ái dối gạt ngu hoặc làm mê lầm, ta sẽ độ được cho đến bến bờ kia. Một lòng trì giới nên được sanh ở chỗ lành, sanh chỗ lành nên được gặp thiện nhân, gặp thiện nhân nên sanh thiện trí, sanh thiện trí nên được hành sáu Ba-la-mật, hành sáu Ba-la-mật nên được Phật đạo. Trì giới như vậy nên gọi là Thi-la Ba-la-mật.

Lại nữa, Bồ-tát trì giới, vì tâm ưa điều thiện thanh tịnh, không phải vì sợ ác đạo, cũng không phải vì sanh lên cõi trời mà chỉ cầu thiện thanh tịnh, lấy giới huân tập tâm, làm cho tâm ưa thiện, ấy là Thi-la Ba-la-mật.

Lại nữa, Bồ-tát do tâm đại bi mà trì giới, được đến Phật đạo, ấy gọi là Thi-la Ba-la-mật.

Lại nữa, Bồ-tát trì giới có thể phát sanh sáu Ba-la-mật, ấy gọi là Thi-la Ba-la-mật.

- Thế nào là trì giới có thể sanh giới? Nhân năm giới mà được Sa-di giới, nhân Sa-di giới mà được Luật nghi giới. Nhân Luật nghi giới mà được Thiền định giới. Nhân Thiền định giới mà được Vô lậu giới, ấy gọi là sanh giới.

- Thế nào là trì giới có thể sanh bố thí? Bố thí có ba: 1- Tài thí, 2- Pháp thí, 3- Vô úy thí. Trì giới thì tự kiểm thúc không xâm phạm tài vật của hết thảy chúng sanh, ấy là tài thí. Chúng sanh gặp được, kính mộ việc làm đó, nên lại thuyết pháp cho họ, khiến được khai ngộ. Lại tự suy nghĩ: “Ta sẽ kiên trì tịnh giới, để làm ruộng phước cho hết thảy chúng sanh cúng dường để chúng sanh được vô lượng phước. Các thứ như vậy, gọi là pháp thí. Tất cả chúng sanh đều sợ chết, trì giới không làm hại, ấy là vô úy thí.

Lại nữa, Bồ-tát tự suy nghĩ: “Ta sẽ trì giới, do quả báo của trì giới, mà vì các chúng sanh làm Chuyển luân Thánh vương, hoặc làm vua cõi Diêm-phù-đề, hoặc làm vua trời, khiến cho chúng sanh được đầy đủ tài vật, không bị thiếu hụt, vậy sau mới ngồi dưới gốc cây Bồ-đề, hàng phục Ma vương, phá các Ma quân, thành Vô thượng đạo, vì các chúng sanh thyết thanh tịnh pháp, khiến vô lượng chúng sanh vượt qua biển lão, bệnh, tử”. Ấy là nhân duyên trì giới sanh Ðàn Ba-la-mật.

- Thế nào là trì giới sanh nhẫn nhục? Người trì giới tâm tự nghĩ rằng: “Ta nay trì giới vì tự tâm, nếu trì giới mà không nhẫn nhục, sẽ đọa địa ngục. Tuy không phá giới, song vì không nhẫn nên không khỏi sa ác đạo. Sao được buông lòng giận mà không tự chế tâm? Chỉ do vì tâm mà đọa vào trong ba ác đạo. Thế nên, phải tự khéo cố gắng, siêng tu nhẫn nhục.

Lại nữa, hành giả muốn cho giới được kiên cường, hãy tu nhẫn nhục, vì sao? Vì tu nhẫn là sức lớn, làm bền chắc giới, khiến không lay động. Lại tự suy nghĩ: “Ta nay xuất gia thân hình khác tục, đâu thể buông thả như tâm thói người đời. Nên tự cố gắng, lấy nhẫn điều phục tâm. Do thân miệng nhẫn, mà tâm cũng dược nhẫn, nếu tâm không nhẫn, thân miệng cũng vậy”. Cho nên hành giả nên làm cho thân, miệng, tâm đều nhẫn, dứt hết sự giận dữ.

Lại nữa, giới ấy lược nói thời có tám vạn, nói rộng thời vô lượng, ta phải làm sao giữ đủ vô lượng giới pháp? Chỉ phải nhẫn nhục, thì mới tự đầy đủ các giới. Ví như có người đắc tội với vua, vua chở người tội trên xe đao, bốn phía đặt mũi nhọn, không chỗ xen hở, rong chạy vội vã, đi không chọn đường, nếu khéo giữ mình thì không bị dao đâm, thế là giết mà không chết, người trì giới cũng như vậy. Giới là đao bén, nhẫn là giữ mình, nếu tâm nhẫn không vững thì đao giới đâm người. Lại ví như người già đi đêm, không gậy là bị té ngã. Nhẫn là gậy của giới, giúp đỡ người đi đến đạo, nhân duyên phước lạc, không lay động được. Các thứ như vậy, gọi là trì giới sanh Sằn-đề Ba-la-mật.

- Thế nào là trì giới sanh tinh tấn? Người trì giới, trừ bỏ phóng dật, tự sức siêng tu tập quán vô thượng, bỏ vui thế gian, vào trong thiện đạo, chí cầu Niết-bàn để độ hết thảy, tâm lớn không biếng nhác, lấy việc cầu đạo làm gốc, ấy là trì giới sanh tinh tấn.

Lại nữa, người trì giới chán mệt sự khổ ở đời và cái họa già, bệnh, chết, tâm sanh tinh tấn, tự cầu thoát khổ, cũng để độ người. Ví như chồn hoang ở giữa rừng cây, nương theo Sư tử và Hổ báo, kiếm thịt bỏ thừa để tự nuôi sống. Gặp lúc thiếu đói, nửa đêm trèo thành, lẻn vào nhà người, kiếm thịt không có, ngủ nghỉ chỗ kín, không biết đêm đã hết, hoảng sợ không biết tính sao, chạy thời sợ không khỏi, ở lại thì sợ chết, bèn tự định tâm, giả chết nằm trên đất. Mọi người trông thấy, có một người nói: “Ta cần tai chồn”, liền cắt lấy tai. Chồn tự nghĩ: “Cắt tai tuy đau, nhưng thân còn sống được”. Lại một người nói: “Ta cần đuôi chồn”, liền cắt lấy đuôi. Chồn lại suy nghĩ: “Cắt đuôi tuy đau, nhưng còn là việc nhỏ”. Lại một người nói: “Ta cần răng chồn”. Chồn trong tâm suy nghĩ: “Người cần lấy càng lúc càng nhiều, hoặc giả lấy đầu ta thì không còn đường sống”. Liền từ đất đứng dậy, tung hết trí lực, cố nhảy qua cửa, theo đường tắc mà tự cứu được. Tâm của hành giả cầu thoát khổ nạn cũng như thế. Hoặc khi già đến, còn tự cho thong thả, không chịu ân cần quyết đoán tinh tấn. Khi bệnh đến cũng như vậy, còn cho có khi lành, chưa chịu quyết đoán. Khi chết sắp đến, tự biết không còn mong gì nữa, nên tự cố gắng, quả cảm ân cần, tu hành rất tinh tấn, từ trong chỗ chết được đến Niết-bàn.

Lại nữa, phép trì giới giống như người bắn tên, trước phải được chỗ đất bằng, được đất bằng rồi sau tâm mới an, tâm an rồi sau kéo cung mới năng, kéo cung năng rồi sau mũi tên mới cắm sâu. Giới là đất bằng, định ý là cây cung, kéo năng cung là tinh tấn, mũi tên là trí tuệ. Giặc là vô minh. Nếu nông gắng sức tinh tấn được như vậy, chắc đạt đến đại đạo để độ chúng sanh.

Lại nữa, người trì giới thường lấy sức tinh tấn, tự kiềm chế năm căn, không thọ năm dục. Nếu tâm đã chạy đi thì khiến nhiếp trở lại. Thế là giới hay thủ hộ các căn. Thủ hộ các căn thời phát sanh thiền định, sanh thiền định thời sanh trí tuệ, sanh trí tuệ thời được đến Phật đạo, ấy là trì giới sanh Tỳ-lê-gia Ba-la-mật.

- Thế nào là trì giới sanh Thiền định? Người ta có ba nghiệp làm các điều thiện. Nếu thân khẩu nghiệp thiện, thì ý nghiệp tự nhiên vào thiện. Ví như cây cỏ cùng sanh giữa bụi gai, không chống đỡ mà tự lên thẳng. Sức trì giới hay làm gầy yếu các kiết sử.

Thế nào là làm cho gầy yếu? Nếu không giữ giới, gặp việc sân nhuế đến, tâm sát liền sanh; nếu việc dâm dục đến, tâm dâm liền thành. Nếu trì giới tuy có gặp chút sân, không sanh tâm sát, tuy có niệm dâm, dâm sự không thành. Ấy là trì giới làm cho các kiết sử gầy yếu. Các kiết sử gầy yếu thì Thiền định dễ được. Ví như già bệnh mất sức, sự chết dễ đến. Kiết sử gầy yếu thì Thiền định dễ được.

Lại nữa, lòng người chưa dứt, thường cầu cho thật vui. Hành giả trì giới, vứt bỏ phúc lạc ở đời, tâm không phóng dật, cho nên dễ được Thiền định.

Lại nữa, người trì giới được sanh trong cõi người, tiếp đến sanh trong cõi trời Lục dục, tiếp đến sanh lên Sắc giới, phá Sắc tướng sanh Vô sắc giới, trì giới thanh tịnh, dứt các kiết sử, chứng được đạo quả A-la-hán. Có tâm đại trì giới, thường nghĩ đến chúng sanh, ấy là Bồ-tát.

Lại nữa, giới để kiểm thúc thô hoặc, thiền định để kiểm thúc tế hoặc.

Lại nữa, giới thu nhiếp thân khẩu, thiền định đình chỉ đoạn tâm. Như người lên lầu, không có thang không lên dược. Không được thang giới, thiền cũng không đứng vững.

Lại nữa, người phá giới, gió kiết sử thổi mạnh, làm tán loạn tâm. Tâm kia đã tán loạn thời không thể thiền định. Người trì giới, gió phiền não thổi nhẹ, tâm không tán loạn nhiều nên thiền định dễ được. Do các nhân duyên như vậy, ấy gọi là trì giới sanh thiền Ba-la-mật.

- Thế nào là trì giới sanh trí tuệ? Người trì giới, quán sát giới tướng ấy từ đâu mà có. Biết từ các tội mà sinh. Nếu không có các tội thời cũng không có giới. Giới tướng như vậy là từ nhân duyên mà có.

Vì sao tâm sanh đắm trước? Ví như Hoa sen sanh từ bùn nhơ, sắc tuy tươi đẹp mà chỗ sanh ra thì bất tịnh, lấy đó để ngộ tâm, không sanh đắm trước, ấy là trì giới sanh Bát nhã Ba-la-mật.

Lại nữa, người trì giới, tâm tự suy nghĩ: “Nếu ta cho việc trì giới là quý nên đáng chấp thủ, việc phá giới là giặc nên đáng xả bỏ”.

Nếu còn có tâm ấy thì không phải Bát-nhã. Lấy trí so lường, tâm không chấp trước giới, không thủ không xả, ấy là trì giới sanh Bát nhã Ba-la-mật.

Lại nữa, người không trì giới, tuy có lợi trí, mà vì kinh doanh việc đời, cầu mong các thứ sự nghiệp sanh sống, thì tuệ căn dần dần ám độn. Ví như dao bén đem cắt bùn đất, liền thành đồ lụt (đùi). Nếu xuất gia trì giới, không kinh doanh sự nghiệp ở đời, thường quán các pháp thật tướng vô tướng, thì tuy trước là độn căn mà dần dần thành lợi căn. Do các nhân duyên như vậy gọi là trì giới sanh Bát nhã Ba-la-mật.

Như vậy v.v... gọi là Thi-la Ba-la-mật sanh sáu Ba-la-mật.

Lại nữa, Bồ-tát trì giới chẳng vì sợ hãi, cũng chẳng phải ngu si; chẳng phải nghi, chẳng phải vì giới đạo cũng chẳng vì cầu Niết-bàn riêng cho mình, mà chỉ vì hết thảy chúng sanh, vì được Phật đạo, vì được tất cả Phật pháp. Các tướng như vậy, gọi là Thi-la Ba-la-mật.

Lại nữa, nếu Bồ-tát đối với tội không tội chẳng thể có được, bấy giờ gọi là Thi-la Ba-la-mật.

Hỏi: Nếu người bỏ ác làm lành, ấy là trì giới, sao lại nói tội không tội đều chẳng thể có được?

Ðáp: Không phải vì tà kiến thô tâm mà nói chẳng thể có được, mà chính vì thâm nhập pháp tướng, thực hành Không tam muội, tuệ nhãn quán thấy tội chẳng thể có được, vì tội vốn không, nên không tội cũng chẳng thể có được.

Lại nữa, chúng sanh là chẳng thể có được nên tội sát cũng chẳng thể có được. Vì tội chẳng thể có được nên giới cũng chẳng thể có được, vì sao? Vì có tội sát thời mới có giới sát, nếu không có tội sát thời cũng không có giới sát.

Hỏi: Nay chúng sanh hiện có, sao lại nói chúng sanh chẳng thể có được?

Ðáp: Ðều con mắt thịt thấy là chẳng phải thấy. Nếu tuệ nhãn quán thấy thời chẳng có chúng sanh. Như trong phần nói về bố thí ở trên đã nói không có người thí, không có người thọ, không có tài vật. Ðây cũng như vậy.

Lại nữa, nếu có chúng sanh, thời chính là năm uẩn chăng hay lìa ngoài năm uẩn chăng? Nếu chính là năm uẩn, thì năm uẩn có năm, còn chúng sanh là một. Như vậy năm uẩn chẳng thể làm một, một chẳng thể làm năm. Ví như ở chợ trao đổi vật trị giá năm con, mà dùng một con đổi lấy là không thể được, vì sao? Vì một không thể làm năm được. Do vậy nên biết năm uẩn không thể làm một chúng sanh được.

Lại nữa, tướng của năm uẩn sanh diệt vô thường, còn chúng sanh thì đời trước đến đời sao thọ tội thọ phước ở trong ba cõi. Nếu năm uẩn là chúng sanh, thì cũng như cây cỏ, tự sanh tự diệt, như vậy thời không có tội buộc cũng không có giải thoát. Do vậy nên biết chẳng phải năm uẩn là chúng sanh. Nếu lìa ngoài năm uẩn có chúng sanh thời như đoạn trước đã phá thuyết cho rằng thần hồn biến khắp.

Lại nữa, lìa ngoài năm uẩn thời tâm chấp ngã không sanh. Nếu lìa ngoài năm uẩn có chúng sanh, là bị rơi vào thường kiến. Nếu rơi vào thường kiến thời không sanh không chết, vì sao? Vì sanh là trước không mà có, chết là đã sanh rồi lại diệt. Nếu chúng sanh thường, thời lẽ trước đã thường có khắp trong năm đường, tại sao nay lại còn sanh? Nếu không có sanh thời không có chết.

Hỏi: Nhất định có chúng sanh, vì sao nói không? Có năm uẩn làm nhân duyên nên có chúng sanh, cũng như có năm ngón tay làm nhân duyên nên có nắm tay?

Ðáp: Nói như vậy không đúng! Nếu năm uẩn làm nhân duyên nên có chúng sanh, vậy trừ ngoài năm uẩn thời phải riêng có chúng sanh, nhưng không thể có được. Mắt tự thấy sắc, tai tự nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân biết xúc, ý biết pháp là không, vô ngã, lìa sáu việc này lại không có chúng sanh. Các ngoại đạo vì thấy điên đảo nên nói mắt thấy sắc, ấy là chúng sanh, cho đến ý biết pháp, ấy là chúng sanh. Lại biết nhớ nghĩ, biết thọ khổ vui, ấy là chúng sanh. Chỉ khởi lên cái thấy ấy, nên biết được chúng sanh thật. Ví như một vị Ðại đức Trưởng lão Tỳ-kheo, người ta gọi đó là vị A-la-hán, đến cúng dường rất nhiều. Sau đó bị bệnh chết, các đệ tử sợ mất cúng dường nên ban đêm lén đem xác ra ngoài, rồi tại chỗ nằm của vị Tỳ-kheo, sắp đặt mền gối giống như thấy đang còn, có vẻ như nằm. Người nào đến thăm bệnh hỏi: “Thầy ở đâu?” Các đệ tử nói: “Ngươi không thấy mền gối trên giường đó sao?” Người ngu không xét kỹ, cho là thầy đang bệnh nằm, cứ đưa cúng dường rồi đi, như vậy chẳng phải một lần. Sau một người có trí đến hỏi, các đệ tử cũng trả lời như trước. Người trí nói: “Ta không hỏi gối mền, giường nệm, ta cần tìm người”. Người ấy liền kéo mền ra tìm, tốt cuộc không có nguời đâu cả. Trừ ngoài sáu sự tướng biết, thấy v.v... chứ không có ngã nhân đâu cả. Người biết người thấy cũng như vậy.

Lại nữa, nếu chúng sanh từ nơi năm uẩn nhân duyên mà có, năm uẩn vô thường, chúng sanh cũng phải vô thường, vì sao? Vì nhân quả giống nhau vậy. Nếu chúng sanh vô thường, thời không đi đến đời sau.

Lại nữa, nếu như các ông nói: “Chúng sanh từ xưa đến nay thường có”.

Nếu nói vậy, chúng sanh lẽ phải sanh ra năm uẩn, năm uẩn không thể sanh ra chúng sanh. Nay do năm uẩn làm nhân duyên sanh ra danh tự chúng sanh, người vô trí chạy theo vô tự để tìm sự thật, vì sao? Vì chúng sanh thật không có. Nếu không có chúng sanh, thì cũng không có tội sát. Vì không có tội sát nên cũng không có trì giới.

Lại nữa, năm uẩn ấy, quán sát sâu xa, phân biệt biết nó là không, như cảnh thấy trong mộng, bóng trong gương. Nếu giết như cảnh thấy trong mộng, bóng trong gương, thời không có tội giết. Giết chúng sanh của năm uẩn không tướng cũng như vậy.

Lại nữa, nếu người không ưa tội sát, mà ưa đắm về không tội, thời người ấy khi thấy người mắc tội phá giới thì khinh mạn, thấy người lành thích trì giới thì yêu thích. Trì giới với tâm như vậy, là nhân duyên khởi lên tội. Vì vậy nên nói “đối với tội, không tội đều chẳng thể có được”.

CHƯƠNG 24

GIẢI THÍCH: SẰN-ÐỀ BA-LA-MẬT

KINH: Vì tâm không động nên đầy đủ Sằn-đề Ba-la-mật.

LUẬN: Hỏi: Sao gọi là Sằn-đề?

Ðáp: Sằn-đề (Tàu dịch là Nhẫn nhục). Nhẫn nhục có hai là sanh nhẫn và pháp nhẫn. Bồ-tát thực hành sanh nhẫn, được vô lượng phước đức. Thực hành pháp nhẫn Bồ-tát , được vô lượng trí tuệ. Phước đức và trí tuệ hai việc đầy đủ nên được như sở nguyện. Ví như người có mắt có chân, tùy ý đi lại được. Bồ-tát nếu gặp người ác khẩu mắng nhiếc hoặc lấy dao gậy gia hại, liền suy nghĩ biết nghiệp tội phước nhân duyên các pháp trong ngoài đều rốt ráo không, vô ngã, vô ngã sở. Lấy ba pháp ấn, ấn vào các pháp, nên tuy đủ sức đáp trả mà không sanh ác tâm, không khởi nghiệp ác khẩu, bấy giờ, tâm ố pháp sanh ra gọi là nhẫn. Ðược nhẫn pháp ấy nên nhân trí bền chắc, ví như vẽ màu, được có keo thì bền chắc.

Có người nói: “Thiện tâm có hai là: Có thô, có tế. Thô gọi là nhẫn nhục, tế gọi là thiền định”. Khi tâm chưa được cái vui của thiền định mà có thể ngăn chặn các ác, ấy gọi là Nhẫn nhục. Nhẫn ấy là tâm số pháp, tương ưng với tâm, theo tâm hành động, chớ chẳng phải nghiệp, chẳng phải nghiệp báo, theo nghiệp hành động.

Có người nói: “Nhẫn nhục chỉ trói buộc nơi Dục giới, hoặc không trói buộc”. Vì ở Sắc giới không có cái ác bên ngoài đưa đến để Nhẫn. Nhẫn nhục cũng là hữu lậu cũng là vô lậu, phàm phu và Thánh nhân đều tu được. Nó làm chướng ngại pháp bất thiện ở tâm mình và tâm người, cho nên gọi là thiện. Vì thiện cho nên hoặc do tư duy đoạn hoặc chẳng đoạn. Các thứ như vậy trong Luận tạng có phân biệt rộng.

Hỏi: Thế nào gọi là sanh nhẫn?

Ðáp: Có hai hạng chúng sanh đi đến với Bồ-tát: 1- Cung kính cúng dường, 2- Sân mắng đánh hại. Bấy giờ tâm Bồ-tát hay nhẫn, không yêu hạng chúng sanh cung kính cúng dường, không giận hạng chúng sanh gia ác, ấy gọi là sanh nhẫn.

Hỏi: Thế nào đối với sự cung kính cúng dường mà gọi là nhẫn?

Ðáp: Có hai thứ kiết sử: 1- Thuộc ái kiết sử, 2- Thuộc nhuế kiết sử. Cung kính cúng dường tuy không sanh sân nhuế, nhưng mà nó làm cho tâm ưa đắm, ấy là thứ giặc mềm, cho nên đối với nó tự nhẫn, không đắm không yêu. Làm sao nhẫn? Hãy quán nó vô thường là nơi phát sanh kiết sử. Như Phật có dạy: “Mụt nhọt lợi dưỡng rất sâu, ví như cắt da đến thịt, cắt thịt đến xương, cắt xương đến tủy. Người đắm lợi thời phá lớp da trì giới, cắt thịt thiền định, phá xương trí tuệ, mất tủy thiện tâm vi diệu”. Như Phật khi mới đi về nước Ca-tỳ-la-bà với 2500 Tỳ-kheo đông đủ, đều mang thân hình Phạm-chí. Vì là những người thờ lửa nên hình dung tiều tụy, vì khổ hạnh bỏ ăn, da dẻ héo hắt đen điu.

Vua Tịnh-phạn trông thấy trong tâm nghĩ rằng: “Kẻ theo hầu con ta, tuy tâm thanh tịnh tinh khiết, nhưng đều không có dung mạo. Ta nên chọn lấy con cháu trong nhà nào đông đảo quý trọng cho xuất gia một người, làm đệ tử Phật”. Suy nghĩ như vậy xong, hạ lệnh trong nước lựa chọn trong hàng con em qúy tộc giòng họ Thích, cỡ tuổi học trò khiến cho xuất gia. Lúc ấy, Ðề-bà-đạt-đa con của Hộc-phạn-vương, xuất gia học đạo, tụng sáu vạn pháp tụ, tu hành tinh tấn đủ mười hai năm. Sau đó vì lợi dưỡng cúng dường, Ðề-bà-đạt-đa đi đến chỗ Phật xin học thần thông. Phật dạy Kiều đàm hãy quán năm uẩn vô thường, có thể được đạo, cũng được thần thông, nhưng không nói rõ cách thức lấy được thần thông, ông mới đến cầu Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên cho đến năm trăm A-la-hán mà không ai dạy cho cả, chỉ nói ông hãy quán năm uẩn vô thường là có thể được đạo, cũng có thể được thần thông. Cầu không được, khóc lóc không vui, đi đến chỗ A-nan xin học phép thần thông. Lúc ấy A-nan chưa được tha tâm trí, nghĩ vì ông là anh thúc bá, nên trao dạy cho ông như Phật đã dạy.

Ðề-bà-đạt-đa thọ học phép thần thông, vào núi tu không bao lâu liền được ngũ thông. Ðược ngũ thông rồi tự nghĩ: “Ai sẽ làm kẻ Ðàn-việt cho ta?” Như Vương tử A-xà-thế, có tướng đại vương, Ðề-bà-đạt-đa muốn cùng vương tử làm kẻ thân hậu, mới đến cõi trời lấy đồ ăn của trời, trở lại cõi Uất-đát-la-việt lấy lúa gạo mọc tự nhiên, đến trong rừng Diêm-phù lấy quả Diêm-phù, đem tặng cho Vương tử A-xà-thế . Có khi biến thân làm Voi báu, Ngựa báu để mê hoặc tâm Vương tử. Có khi biến làm hài đồng ngồi trên đầu gối Vương tử, Vương tử ôm bế, kêu rên phịp nhỗ. Có khi tự nói tên mình cho Thái tử biết. Làm đủ cách biến thái để làm lay động tâm Vương tử. Tâm Vương tử đã lầm, lập đại tinh xá ở trong vườn xoài, cúng dường tứ sự và các thứ khác không thiếu vật gì để cấp cho Ðề-bà-đạt-đa. Ngày ngày sai các đại thần đưa đến năm trăm chõ cơm canh. Ðề-bà-đạt-đa được cúng dường nhiều mà đồ chúng thì được chút ít. Ðề-bà-đạt-đa tự nghĩ: “Ta có ba mươi hai tướng, thua Phật không mấy, chỉ vì đệ tử chưa tập hợp mà thôi. Nếu có đại chúng vây quanh thì có khác gì Phật.” Suy nghĩ như vậy xong, sanh tâm phá Tăng, rủ được năm trăm đệ tử, nhưng Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên thuyết pháp giáo hóa, Tăng trở lại hòa hợp.

Bấy giờ Ðề-bà-đạt-đa lại sanh ác tâm, xô đá đè Phật, nhưng lực sĩ Kim-cang lấy chày Kim-cang từ xa ném đến, đá vụn bay lại, chỉ làm bị thương ngón chân Phật. Tỳ-kheo-ni Hoa Sắc mắng, Ðề-bà lại lấy nắm tay đánh cô, cô liền bị lồi mắt mà chết. Ðề-bà đã gây ba tội nghịch, lại kết làm thân hậu với ác tà sư ngoại đạo Phú-lan-na v.v..., dứt hết thiện căn, tâm không biết hổ thẹn.

Lại lấy thuốc độc tẩm trong móng tay, muốn nhân trong khi lễ Phật để làm trúng thương Phật. Muốn đi, song khi chưa đến trong thành Vương-xá, thì đất tự nhiên nẻ ra, xe có lửa chạy đến đón, Ðề-bà đang sống mà đọa vào địa ngục.

Ðề-bà-đạt-đa thân có ba mươi hai tướng mà không nhẫn phục tâm mình, chỉ vì ham được lợi dưỡng cúng dường mà gây tội lớn, nên phải sa vào địa ngục trong khi đang sống.

Do vậy nên nói mụn nhọt lợi dưỡng rất sâu, phá da đến tủy. Hãy nên từ bỏ tâm ưa người cúng dường. Ấy là Bồ-tát tâm nhẫn, không ưa người cúng dường cung kính.

Lại nữa, cúng dường có ba loại: 1- Do phước đức nhân duyên đời trước, 2- Do công đức đời nay tu giới, thiền định, trí tuệ nên được người cúng dường, 3- Do hư vọng dối hoặc, trong không có thật đức mà bề ngoài như thanh bạch, để gạt người đời mà được cúng dường. Ở trong ba sự cúng dường ấy, tâm tự suy nghĩ: “Nếu do nhân duyên đời trước siêng tu phứơc đức, nên nay được cúng dường, thế là do thân siêng làm mà tự có được, tại sao vì thế mà sanh tâm cống cao? Vì như mùa xuân gieo thời mùa thu gặt, do tự sức làm được, đâu đủ để tự kiêu?” Suy nghĩ như vậy rồi, nhẫn phục tâm mình, không đắm không kiêu.

Nếu do công đức đời nay nên được cúng dường, hãy tự suy nghĩ: “Ta do trí tuệ mà biết thật tướng các pháp, hoặc dứt kiết sử, do công đức ấy nên được người cúng dường, chớ đối với ta vô sự”. Suy nghĩ như vậy rồi, tự chế phục tâm mình, không tự kiêu cao. Cúng dường đó thật do ưa thích công đức chứ không phải ưa ta. Ví như Tam-tạng Tỳ-kheo ở nước Kế-tân (Kasmia) hành pháp A-lan-nhã, đi đến một chùa vua. Chùa đang thiết đại hội, người giữ cửa thấy Tỳ-kheo y phục thô xấu, chận cửa không cho vào. Như vậy mấy lần, chỉ vì y phục xấu mà không được vào. Tỳ-kheo bèn phương tiện mượn mặc áo đẹp mặc mà đi đến, người giữ cửa trông thấy cho vào không cấm. Khi đã đến tại hội ngồi, được các đồ ăn ngon, trước hết lấy đưa cho áo ăn. Mọi người hỏi: “Vì sao như vậy?” Ðáp: “Tôi mấy lần đi đến, đều không vào được, nay nhờ chiếc áo này mà được ngồi ở đây. Ðược các đồ ăn ngon, thật là nhờ áo mà được, cho nên lấy đồ ăn đưa mời áo”. Hành giả do công đức tu hành, trì tuế, trí tuệ mà được cúng dường, tự suy nghĩ đó là do công đức chứ chẳng phải do ta. Suy nghĩ như vậy, có thể tự chế phục tâm, ấy gọi là nhẫn.

Nếu do hư vọng dối gạt mà được cúng dường, thế là tự làm hại, không thể gần được. Hãy tự suy nghĩ: “Nếu ta do hư vọng mà được cúng dường thì không khác gì giặc ác trộm cướp được đồ ăn, ấy là bị tội dối gạt”. Như vậy đối với ba hạng người cúng dường, tâm không ưa đắm, cũng không tự cao, ấy là sanh nhẫn.

Hỏi: Người chưa đắc đạo thì áo cơm là điều cấp thiết, làm cách gì có thể nhẫn được, để tâm không đắm không yêu người cấp thí cho mình?

Ðáp: Dùng sức trí tuệ quán tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã, tâm thường nhàm chán. Ví như người tội, sắp phải chịu giết, tuy có vị ngon trước mặt, gia thất khuyến dụ, nhưng vì lo chết đến, dù uống ăn đồ ngon vẫn không biết tư vị. Hành giả cũng như vậy, thường quán tướng vô thường, tướng khổ, tuy được cúng dường, tâm không đắm trước.

Lại như con chương, con hưu tuy khi bị cọp đuổi bắt, chạy theo không rời, tuy được cỏ ngon, nước sạch uống ăn mà tâm không nhiễm trước. Hành giả cũng như vậy, thường bị cọp vô thường đuổi theo, không rời phút chốc. Nếu cứ suy nghĩ chán ghét, tuy được vị ngon, cũng không nhiễm trước. Cho nên hành giả đối với người cúng dường, tâm được tự nhẫn.

Lại nữa, nếu coù người nữ, đi đến muốn vui, dối hoặc Bồ-tát. Khi ấy Bồ-tát hãy tự chế phục tâm, an nhẫn không cho tâm khởi. Như Phật Thích-caVăn-ni tại cội cây Bồ-đề, Ma vương lo sầu, sai ba ngọc nữ, một tên là Ưa Thấy, hai tên là Vui Kia, ba tên là Khát Ái, đi đến hiện thân hình, làm đủ thứ bộ điệu, muốn phá hoại Bồ-tát. Bồ-tát lúc ấy tâm không lay động, mắt không hề ngó. Ba người nữ nghĩ rằng: “Lòng người không đồng, ưa thích khác nhau, hoặc ưa trẻ, hoặc ưa trung niên, hoặc ưa dài ưa ngắn, ưa trắng ưa đen. Các sự ưa như vậy, đều có sở thích riêng”.

Bấy giờ ba người nữ mỗi mỗi hóa làm 500 gái đẹp, mỗi gái đẹp ấy hiện ra vô lượng biến thái, từ trong rừng đi ra. Giống như mây đen, điển chớp sáng chốc chốc hiện ra, hoặc nhướng mày nhíu mi, nàng dâu trẻ chăm nhìn, làm trò múa hát, dáng dấp tươi đẹp, đến rước Bồ-tát, muốn lấy trạng thái thân hình chạm bức Bồ-tát. Bấy giờ lực sĩ Kim-cang Mật-tích trợn mắt quát lớn: “Ðây là người nào, mà các ngươi yêu mị dám đến xúc nhiễu!?” Khi ấy Mật-tích nói kệ mắng:

“Ngươi không biết thiên đế,

Mất đẹp mà râu vàng,

Nước biển lớn trong xanh,

Ngày nay toàn mặn đắng.

Ngươi không biết trăng giảm,

Bà-tẩu chư thiên đọa,

Lửa vốn từ miệng trời,

Mà nay ăn hết thảy”.

- Ngươi không biết việc ấy, mà dám khinh bậc Thánh này?” Khi ấy, các Ma nữ rón rén lùi lại, nói với Bồ-tát rằng: “Nay chúng nữ này đoan nghiêm không ai sánh bằng, có thể tự làm vui lòng, chứ ngồi ngay thẳng làm chi?” Bồ-tát nói: “Các ngươi bất tịnh, xú uế đáng gớm, hãy đi đi, chớ nói dối!” Bồ-tát liền nói kệ:

“Thân ấy là ổ nhơ,

Chứa đồ nhơ thối nát,

Nó thật là cầu tiêu,

Ðâu đủ để vui lòng!”

Các nữ nghe kệ ấy, tự nghĩ: “Người này không biết chúng ta có thân Trời thanh tịnh, nên nói kệ ấy”. Liền tự biến thân trở lại thân hình cũ, sáng chói rực rỡ, chiếu giữa rừng cây, múa ca nhạc trời, nói với Bồ-tát rằng: “Thân tôi như vầy, có chi đáng mắng?” Bồ-tát đáp rằng: “Thời đến tự biết”. Hỏi: “Lời nói ấy là thế nào?”. Nói kệ đáp rằng:

“Trong vườn rừng chư thiên,

Ao sen hoa bảy báu,

Chư thiên cùng vui chơi,

Khi mất, ngươi tự biết.

Lúc ấy thấy vô thường,

Vui trên trời đều khổ,

Ngươi nên chán dục lạc,

Ưa vui đạo chánh chơn”.

Các nữ nghe kệ xong, tâm nghĩ rằng: “Người này trí lớn vô thượng, sự vui của trời thanh tịnh mà còn biết nó xấu, thì ta đây không thể đương nổi”, liền biến mất. Bồ-tát quán cái vui dâm dục như vậy, có thể tự chế phục tâm, an nhẫn không khuynh động.

Lại nữa, Bồ-tát quán dục đủ các thứ bất tịnh. Ở trong các thứ suy, nữ suy nặng nhất. Các loại đao, lửa, sấm, chớp, sét đánh, oan gia, Rắn độc, còn có thể tạm gần, chứ người nữ xan tham, tật đố, sân si, nịnh hót, mỹ miều, ô uế, đấu tranh, không thể thân cận, vì sao? Vì con gái tiểu nhân, tâm cạn trí mỏng, chỉ dục là thân, không xét giàu sang, trí đức, tiếng tăm, chuyên làm dục ác, phá thiện căn của người. Các thứ gông cùm, khóa kẹp, nhốt trói, nhà tù, tuy là khó mở mà còn dễ mở, chớ người nữ khóa trói người, bén rễ sâu bền, kẻ vô trí chết chìm trong đó, khó có thể thoát ra được. Trong các thứ chết, nữ bệnh nặng nhất, như kệ nói:

“Thà lấy sắt đỏ,

Xoay lăn trong mắt,

Không đem loạn tâm,

Tà xem nữ sắc.

Mỉm cười làm dáng,

Kiêu mạn hổ thẹn,

Quay mặt, nhíu mắt,

Nói đẹp, ghen, giận.

Ði bước lả lơi,

Ðể mê hoặc người,

Lưới dâm giăng khắp,

Người đều chôn thân.

Ngồi, nằm, đi, đứng,

Quay liếc xảo đẹp,

Người ngu trí mỏng,

Tâm say mê theo.

Cầm gương đánh địch,

Còn có thể thắng,

Nữ tặc hại người,

Là không thể cấm.

Rắn rết ngậm độc,

Còn lấy tay bắt.

Nữ tình mê người,

Là không thể đụng.

Những người có trí,

Quyết không nên xem,

Phải như mẹ chị.

Nếu muốn xem đó.

Quán xem kỹ càng,

Chứa đầy bất tịnh,

Lửa dâm không trừ,

Bị nó cháy tiêu”.

Lại nữa, tướng người nữ là nếu được trọng đãi thời khiến tâm người chồng cao ngạo; nếu tình cảm trọng đãi bỏ mất thời khiến tâm người chồng sợ hãi. Người nữ như vậy, thường đem phiền não lo sợ cho người, làm sao gần được? Làm cho chống trái xa lìa giữa người thân hảo là tội của người nữ, giỏi tìm điều xấu của người là trí của người nữ. Lửa cháy người còn có thể gần, gió thanh vô hình, cũng có thể nắm bắt, rắn rết ngậm độc, cũng còn có thể đụng, tâm của người nữ không thể biết đâu thật, vì sao? Vì tướng của người nữ không cần xem giàu sang, đoan chánh, danh tiếng, trí tuệ, giòng họ, nghề nghiệp, biện tài, thân hậu, ái trọng, đều không để tâm, chỉ dâm dục là để tâm xem đến. Ví như con Thuồng luồng, Rồng, không chọn tốt xấu, chỉ muốn giết người. Lại nếu người ta không xem đến thì buồn khổ tiều tụy, nếu được cấp dưỡng trọng đãi, thì kiêu sa không tự chế.
Lại nữa, nếu ở giữa người lành, thời tự nuôi tâm cao ngạo, ở giữa người vô trí thời xem họ như oan gia, ở giữa người sang giàu thì đi theo cung kính thương yêu, ở giữa người nghèo hèn thời xem họ như chó, Thường theo tâm dục, chứ không theo công đức.

Như truyện nói: Quốc vương có người con gái tên là Câu-mâu-đầu, có người thợ đánh cá tên là Thuật-gia-bà, đi dọc theo đường, xa thấy vương nữ trên lầu cao, nhìn qua trong cửa sổ thấy mặt, liền tưởng tượng đắm nhiễm, tâm không tạm dứt, trải qua ngày tháng bỏ ăn bỏ uống. Mẹ hỏi lý do, đem tình thực trả lời mẹ rằng: “Con thấy vương nữ, tâm không quên nổi!” Người mẹ khuyến dụ con rằng: “ Con là hạng tiểu nhân, vương nữ là hàng quý trọng, không thể được đâu!” Người con nói: ”Tâm con mong được khoái lạc, không thể tạm quên, nếu không được như ý, con không thể sống được”. Mẹ vì thương con, đi vào cung vua, thường đem các béo thịt chìm để tặng cho Vương nữ mà không lấy tiền. Vương nữ lấy làm lạ mà hỏi: “Muốn cầu mong điều gì?” Bà mẹ thưa: “Xin đuổi hết người hai bên, tôi sẽ đem tình thật thưa rõ: Tôi chỉ có một đứa con trai, kính mộ Vương nữ, mối tình uất kết thành bệnh, mạng đã gần kề, nguyện dũ lòng thương, cứu cho mạng sống của nó”. Vương nữ nói: ”Bà đi đi. Dặn ngày mười lăm giữa tháng, đến trong đền thờ trời nọ, núp ở sau tượng Trời”. Người mẹ trở về nói với con: “Ước mong của con đã được”, và kể lại sự việc như trên. Người con tắm rửa thay áo mới, đến núp ở sau tượng Trời.

Ðến ngày, Vương nữ thưa với vua cha: “Con có việc chẳng lành, phải đến đền thờ để cầu phúc lành”. Vua nói: “Tốt lắm!” Vương nữ liền sắm sửa 500 cỗ xe, ra khỏi cung đi đến đền thờ trời. Ðến rồi, ra lệnh các người tùy tùng ngưng lại ngoài cửa, một mình đi vào đền thờ.

Thiên thần suy nghĩ: “Việc này không thể như vậy. Vua là chủ của cõi đời, không thể để kẻ tiểu nhân làm hủy nhục Vương nữ “, liền yểm vào người ấy làm cho ngủ mê không biết. Khi Vương nữ đi vào, thấy người kia ngủ mê, lay mấy không tỉnh, liền lấy chuỗi anh lạc trị giá mười vạn lượng vàng để lại rồi đi. Sau khi đi, người ấy tỉnh lại thấy chuỗi anh lạc, hỏi người hai bên thì biết là Vương nữ đã có đến. Nguyện tình không toại, ưu sầu uất hận áo não, lửa dâm tự trong thân bốc ra, tự đốt mà chết.

Do chứng cớ ấy, biết tâm của người nữ không chọn sang hèn, chỉ mê theo dâm dục mà thôi.

Lại nữa, xưa có người con gái quốc vương, đi theo kẻ Chiên-đà-la, cùng nhau hành bất tịnh. Lại có con gái của tiên nhân, đi theo con Sư tử. Những điều như vậy, tâm của người nữ không lựa chọn gì. Do các nhân duyên ấy, đối với người nữ phải từ bỏ tình dục, nhẫn nhục không ưa đắm.

Làm sao với hạng người sân si não hại mà nhẫn nhục được? Nên tự suy nghĩ: “Hết thảy chúng sanh có nhân duyên tội lỗi, nên xâm hại lẫn nhau, ta nay bị bức não cũng do nhân duyên của hành nghiệp cũ, tuy chẳng phải tạo tác ở đời nay, mà là ác báo đời trước của ta; ta nay đền trả, hãy nên cam chịu, đâu có thể trái được, ví như mắc nợ, chủ nợ đến đòi, hãy nên hoan hỷ trả nợ, không thể nổi giận được.

Lại nữa, thường thực hành từ tâm, tuy có bị não loạn bức thân, phải nên nhẫn chịu. Ví như tiên nhân Sằn-đề ở trong đại lâm tu hành từ nhẫn, vua Ca-lợi đem các thể nữ, vào rừng vui chơi. Ăn uống xong xuôi, vua tạm ngủ nghỉ, để các thể nữ đi hái hoa giữa rừng, thấy vị tiên ấy thì cung kính lễ bái, rồi đứng qua một bên. Bấy giờ tiên nhân nói lời khen ngợi hành từ bi nhẫn nhục cho các thể nữ nghe. Lời nói hay ho, nghe không biết chán nên đã lâu mà không đi. Vua Ca-lợi thức dậy, không thấy thể nữ, rút kiếm đi tìm tông tích, thấy đang đứng trước tiên nhân, lòng vua kiêu căng ganh ghét, bừng bừng trợn mắt hươ kiếm, hỏi tiên nhân rằng: “Ngươi là người nào?” Tiên nhân đáp: “Tôi ở nơi này tu hành từ bi nhẫn nhục”. Vua nói: ”Nay ta thử ngươi, sẽ lấy gươm bén cắt tai mũi ngươi, chặt tay chân ngươi. Nếu ngươi không giận mới biết là ngươi tu nhẫn nhục”. Tiên nhân nói: “Mặc ý!” Vua liền rút kiếm cắt tai mũi, chặt tay chân tiên nhân, mà hỏi rằng: “Tâm ngươi có động chăng?” Ðáp: “Tôi tu từ nhẫn, tâm chẳng động”. Vua nói: “Ngươi một thân ở đây, không có thể lực, tuy miệng nói chẳng động, ai mà tin được?” Khi ấy tiên nhân liền phát lời thề rằng: ”Nếu tôi thật tu từ nhẫn , thì huyết sẽ thành sữa”. Tức thì huyết biến thành sữa, vua rất kinh hãi, vui mừng, đem các thể nữ đi.

Lúc ấy, hung thần ở trong rừng, vì tiên nhân này mà sấm chớp, sét đánh thình lình, vua bị độc hại, chết không trở về cung được. Do vậy nên nói ở trong chỗ não loạn hay tu hành nhẫn nhục.

Lại nữa, Bồ-tát tu hành từ tâm. Tất cả chúng sanh thường có các khổ, như ở trong thai chịu các đau khổ, khi sanh bức bách, xương thịt bị phá nát, gió lạnh chạm thân, quá hơn dao cắt. Cho nên Phật nói: “Trong hết thảy khổ, sanh khổ hạng nhất”. Như vậy, già, bệnh, chết khổ, đủ thứ khổ ách, thế nào người tu hành lại còn gia thêm khổ cho chúng? Thế là trong mụn nhọt còn lấy dao phá.

Lại nữa, Bồ-tát tự suy nghĩ: “Ta không nên như các người khác, thường trôi theo dòng nước sanh tử, ta phải ngược dòng để tìm đến tận nguồn, vào đạo Niết-bàn. Hết thảy người phàm, hễ ai đụng đến là nổi giận, ai đưa lợi ích đến thì mừng, chỗ sợ thì sợ, còn ta làm Bồ-tát, không thể như họ. Tuy chưa dứt kiết sử, hãy tự ức chế, tu hành nhẫn nhục, gặp não hại không giận, được cung kính cúng dường không mừng, các khổ gian nan không nên sợ sệt, hãy vì chúng sanh, hưng khởi tâm đại bi.

Lại nữa, Bồ-tát thấy chúng sanh đến làm não loạn, hãy tự suy nghĩ: “Ðó là người thân hậu của ta, cũng là thầy ta, càng thêm lòng thân ái, cung kính tiếp đãi, vì sao? Vì nếu kia không đem các sự não loạn đến thời ta không thành nhẫn nhục”. Do lẽ đó, nên nói kia là người thân hậu của ta, cũng là thầy ta.

Lại nữa, Bồ-tát tâm biết rõ như lời Phật dạy: “Chúng sanh vô thỉ, thế giới vô biên, qua lại năm đường, luân hồi vô lượng. Ta cũng từng làm cha mẹ anh em của chúng sanh; chúng sanh cũng từng làm cha mẹ anh em của ta, đương lai cũng vậy. Lấy đó mà suy, không nên ác tâm ôm lòng sân hại”.

Lại nữa, suy nghĩ trong hàng chúng sanh, có rất nhiều hạt giống Phật, nếu ta đem ý giận đến chúng sanh, thời là giận Phật. Nếu ta giận Phật, thời là xong chuyện! Như truyện nói: “Chim Bồ câu sẽ được làm Phật”, nay tuy là chim, không thể khinh được.

Lại nữa, trong các phiền não, giận là nặng nhất, trong quả báo bất thiện, quả báo giận là lớn nhất, các kiết sử khác không có trọng tội đó. Như Thích-đề-bà-na-dân hỏi Phật bằng bài kệ rằng:

“Giết vật gì, an ổn?

Giết vật gì, không hối?

Vật gì gốc của độc?

Nuốt mất mọi điều thiện?

Giết vật gì, được khen?

Giết vật gì, không buồn?”.

Phật đáp:

“Giết giận, tâm an ổn,

Giết giận, tâm không hối.

Giận là gốc của độc

Giận diệt mọi điều thiện

Giết giận, chư Phật khen.

Giết giận, thời không buồn”.

Bồ-tát suy nghĩ: “Ta nay thực hành bi tâm, muốn cho chúng sanh được vui. Giận là nuốt mất mọi điều thiện, độc hại tất cả, tại sao ta làm trọng tội ấy? Nếu có sân giận, tự mình mất lợi lạc, thì làm sao có thể khiến chúng sanh được vui?”

Lại nữa, chư Phật, Bồ-tát lấy đại bi làm gốc, do bi mà ra, giận là thứ độc làm tiêu diệt bi, đặc biệt không hợp nhau. Nếu hoại gốc bi, sao gọi là Bồ-tát? Bồ-tát từ đâu mà ra? Vì lẽ đó nên tu nhẫn nhục. Nếu chúng sanh đem chất thêm các sự sân não, hãy nghĩ đến công đức của họ. Hiện chúng sanh này tuy có một tội, song còn tự có các công đức tốt khác. Vì công đức ấy, không nên sân hận.

Lại nữa, người ấy hoặc mắng hoặc đánh, ấy là tại ta. Ví như thợ luyện vàng, cáu bẩn theo lửa đi mất, riêng vàng ròng còn lại. Ðây cũng như vậy, nếu ta có tội, ấy là do nhân duyên đời trước, nay phải đền trả, không nên sân hận, nên tu nhẫn nhục.

Lại nữa, Bồ-tát thường niệm chúng sanh giống như con đỏ. Người ở cõi Diêm-phù-đề nhiều các ưu sầu, ít có ngày vui, nếu có đến mắng nhiếc, bức hại mà tâm họ hoan lạc, cái vui đó khó được, cho ngươi tự do mắng, vì sao? Vì ta vốn phát tâm muốn cho chúng sanh được hoan hỷ.

Lại nữa, chúng sanh ở thế gian, bị các bệnh bức não, lại bị giặc chết theo rình, ví như oan gia thường rình chỗ hở, làm sao người thiện không thương xót mà còn muốn gia khổ cho họ được? Khổ chưa tới người mà trước tự mình đã thọ hại. Suy nghĩ như vậy, không nên giận kia, nên tu nhẫn nhục.

Lại nữa, nên quán sự sân

You are here Phật pháp Luận tạng Đại trí độ luận tập I (Cuốn 11-20)