• Phật sự: 0902 427 222 - Phone USA: +14092179287 (Thầy Thích Nhuận Tâm)
  • Giáo vụ: 0906.721.705
  • Trụ trì: Đại đức Thích Nhuận Tâm

 

Đại đức Thích Nhuận Tâm và vẻ đẹp của đá

  • PDF.
Phải có một ánh mắt và tấm lòng kiên trì mới nhìn ra cái đẹp của đá, trong những phút giây trầm ngâm, Thầy "ngộ" ra rằng đá cũng có một cuộc đời, cũng có bản thể...

Daiduc

Không chỉ là người dốc tâm dốc sức vào trong các chương trình từ thiện xã hội, Đại đức Thích Nhuận Tâm - trụ trì Giác Quang Diệp Thất (hay gọi là chùa Lá) còn hướng lòng mình vào những vật tưởng chừng vô tri. Trong những chuyến đi từ thiện tại các tỉnh thành, vùng sâu vùng xa Thầy thường tranh thủ những giờ nghỉ ngơi hiếm hoi để lên núi, vào rừng tìm những hòn đá thiên nhiên nằm ở nơi khuất lấp, vắng vẻ...

Đại đức Thích Nhuận Tâm đã tự niệm với chính lòng mình: "Khi khoác áo cà sa tôi luôn tâm niệm phải học đạo, tu tâm theo lời Phật dạy. Nhưng hành đạo không có nghĩa chỉ xây dựng cho ngôi chùa thật hoành tráng, lúc nào cũng đầy lời kinh tiếng kệ, khách thập phương nô nức dâng hương lễ Phật, mà phải đem cái tâm Hỉ trải lòng trên niềm vui của nhân sinh, đem cái tâm Từ mà giáo hóa những ai còn nặng nghiệp chướng, tai ương. Đem đạo vào đời bằng con đường văn hóa nghệ thuật đầy bản sắc dân tộc và đạo pháp".

Đại đức Thích Nhuận Tâm bên một tác phẩm đá nghệ thuật.

Không chỉ là người dốc tâm dốc sức vào trong các chương trình từ thiện xã hội, Đại đức còn hướng lòng mình vào những vật tưởng chừng vô tri. Thầy dành những giờ phút nghỉ ngơi hiếm hoi trong những chuyến đi từ thiện tại các tỉnh thành, vùng sâu vùng xa để lên núi, vào rừng tìm những hòn đá thiên nhiên nằm ở nơi khuất lấp, vắng vẻ, như trên triền một ngọn núi cheo leo, hay dưới lòng suối trong cánh rừng u tịch...

Những tảng đá này mới nhìn qua, người bình thường chỉ nhận thấy là những viên đá xù xì, thô kệch. Nhưng là người mang tâm Phật pháp, Thầy nhìn ra những nét độc đáo được thiên nhiên khắc gọt trên từng viên đá. Chính nhờ vậy, mà trong suốt 8 năm qua Thầy đã tự tay mình tìm và tạo ra một bộ sưu tập đá cảnh thiên nhiên gồm hơn 200 tác phẩm với đủ loại kích cỡ khác nhau như: Thích Ca thành đạo, Trái tim Bồ Tát, Đạt Ma Sư Tổ, Suối nguồn, Phúc Lộc Thọ, Thiên nga, Đảo Yến, Trên đỉnh Phù Vân, Tuổi đá buồn, Hồn quê, Mẹ, Trái tim sỏi đá, Vũ điệu mùa thu, Đất lành, Vọng nguyệt, Sống đời, Rùa vàng, Sắc xuân, Thi sĩ Bùi Giáng, Nhạc sĩ Văn Cao, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vv... Đặc biệt, những viên đá thô mộc này hoàn toàn không có một sự tác động nào của con người. Chỉ bằng ánh mắt nghệ thuật và thông tuệ của đạo pháp, Thầy đã nhận ra cái Chân - Thiện - Mỹ ẩn chứa trong đó.

Trong một buổi chiều mưa, Đại đức Thích Nhuận Tâm vừa nhìn những hạt mưa rơi trên hòn non bộ đặt nơi sân chùa, vừa bật lên những câu thơ: "Em ẩn tích cho núi rừng trầm mặc, Ta phiêu bồng cho đá hóa thành thơ", rồi Thầy lại bật ra câu thơ khác: "Hồn của đá suốt đời xin thầm lặng, cho núi rừng bừng "ngộ" trổ Hoa Tâm". Không chỉ vậy, bạn hãy nghe "tiếng lòng" này Thầy viết riêng cho đá: "Dâng tặng Người một đóa hồng của đá, trổ màu vô sắc hóa hư không".

Phải có một ánh mắt và tấm lòng kiên trì mới nhìn ra cái đẹp của đá, trong những phút giây trầm ngâm, Thầy "ngộ" ra rằng đá cũng có một cuộc đời, cũng có bản thể. Và Thầy nhận thấy cần đưa "tâm tình" này vào trong những câu thơ. Đọc những câu thơ trên tuy được bộc khởi một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng cho thấy một sự lung linh huyền ảo của thi tứ. Đồng thời cũng cho người nghe cảm nhận được sự thầm lặng, trầm mặc ngàn năm của đá cũng như cái "săc săc không không" vô thường của cuộc đời!

Không chỉ kiên trì, nhẫn nại đi tìm, lượm lặt và phát hiện ra cái đẹp ẩn chứa trong từng viên đá, mà vào các dịp như trong lễ hội trái cây Nam bộ tại Công viên Du lịch Văn hóa Suối Tiên, lễ hội Sinh vật cảnh và hội chợ Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Festival hoa Đà Lạt và các lễ hội của nhiều tỉnh thành khác, thầy Nhuận Tâm đã tham gia trưng bày bộ sưu tập đá cảnh thiên nhiên độc đáo của mình.

Bài: Bùi Lâm - Văn Tiệp

You are here Chùa Lá Chùa Lá Gò Vấp Đại đức Thích Nhuận Tâm và vẻ đẹp của đá